thusinhnguyen
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Giải Trí - Thư Giản
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Nhà văn Hồ Biểu Chánh

Go down 
Tác giảThông điệp
thusinhtg

thusinhtg


Tổng số bài gửi : 2532
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Nhà văn Hồ Biểu Chánh Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhà văn Hồ Biểu Chánh   Nhà văn Hồ Biểu Chánh EmptyMon Jul 26, 2010 8:42 pm

Hồ Biểu Chánh nhà văn tiên phong của Nam kỳ lục tỉnh

Hồ Biểu Chánh tên thật là Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên. Ông sinh năm 1884 (trong khai sanh ghi ngày 01/10/1885) tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công. Khi viết văn, ông lấy tên tự ghép với họ là Hồ Biểu Chánh, trở thành một bút danh bất hủ, được nhiều người biết đến và quí mến hơn tên tộc Hồ Văn Trung của ông.
Ông xuất thân làm ký lục, thông ngôn, thăng dần đến đốc phủ sứ, từng giữ chức chủ quận (quận trưởng) ở nhiều nơi, vốn có tiếng thanh liêm, yêu dân, thương người nghèo khổ. Cuối năm 1946, ông từ giã chánh trường, thật sự sống cuộc đời hưu nhàn, dành trọn những năm tháng còn lại cho sự nghiệp văn chương.
Cuộc đời làm quan, làm công chức cho chính phủ bảo hộ đã giúp Hồ Biểu Chánh có điều kiện đi nhiều nơi, được tai nghe mắt thấy nhiều chuyện đã và đang xảy ra trong xã hội đương thời, nhất là ở nông thôn. Với tính cách cởi mở, lối sống chan hòa và địa vị của một Đốc phủ sứ, Hồ Biểu Chánh có cơ hội thuận lợi để tiếp xúc từ giới quan lại, trí thức, những kẻ giàu có phong lưu đến hạng bình dân khốn khó trong xã hội đương thời. Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, bản thân đã trải qua những ngày hàn vi, Hồ Biểu Chánh rất thấu hiểu tình cảnh túng bấn nghèo nàn của người bần cố nông Nam bộ. Vùng quê Gò Công nghèo khó, với nước mặn đồng chua, lắm gò, ít được thiên nhiên ưu đãi, cuộc sống gian nan, cơ cực, con người tưởng chừng như không thể tìm thấy ánh sáng của tương lai. Nhưng chính tất cả những yếu tố đó lại khơi gợi cho Hồ Biểu Chánh một nguồn cảm hứng bất tận. Mảnh đất nghèo khó đã nuôi dưỡng được một tâm hồn lớn, một trái tim bao dung, nhân hậu.
Hồ Biểu Chánh sáng tác nhiều, ông để lại hơn 100 tác phẩm gồm tiểu thuyết và các thể loại khác, như: nghiên cứu, phê bình văn học, sáng tác tuồng hát cùng các bản dịch văn học cổ điển Trung Quốc như: Tình sử, Kim cổ kỳ quan...Tác phẩm của ông gồm nhiều thể loại: Dịch thuật, thơ, tùy bút phê bình, hồi ký, tuồng hát, đoản thiên, truyện vắn, biên khảo, tiểu thuyết...
Sở trường của ông là văn xuôi tự sự. Đề tài phần lớn là cuộc sống Nam bộ từ nông thôn đến thành thị những năm đầu thế kỷ XX với những xáo trộn xã hội do cuộc đấu tranh giữa mới và cũ. Cách diễn đạt nôm na, bình dị. Ông đã có những đóng góp to lớn vào sự hình thành thể loại tiểu thuyết trên chặng đường phôi thai. Những câu chuyện, sự kiện, những hình ảnh được ghi lại trong tác phẩm của ông là dấu tích của năm tháng đầy biến động trong lịch sử xã hội Nam bộ thời kì trước và sau khi bị thực dân Pháp xâm lược. Mỗi tác phẩm là kí ức về một thời điểm nhất định: Ngọn cỏ gió đùa là câu chuyện xảy ra vào năm Mậu Thìn 1808 nhằm Gia Long thất niên, Chúa tàu Kim Quy viết về số phận của những người nông dân sống vào năm Minh Mạng thập thất, nhằm năm Bính Thân, Khóc thầm, Con nhà nghèo tái hiện lại những mâu thuẫn gay gắt giữa địa chủ và nông dân trong những năm Pháp đã nắm quyền hành cai trị tại Việt Nam... Gương mặt của nông thôn Nam bộ trước và sau thế chiến thứ nhất hiện lên mồn một trên từng trang viết của Hồ Biểu Chánh.
Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh được đông đảo độc giả, nhất là độc giả bình dân đón nhận.
Ông mất ngày 04/09/1958 tại Phú Nhuận, Gia Định, thọ 74 tuổi, ông để lại một khối lượng sáng tác không nhỏ: 64 tiểu thuyết, 12 tập truyện ngắn và truyện kể, 12 vở hài kịch và ca kịch, 5 tập thơ và truyện thơ, 8 tập ký, 28 tập khảo cứu - phê bình. Ngoài ra, còn có các bài diễn thuyết và 2 tác phẩm dịch.
Về Đầu Trang Go down
 
Nhà văn Hồ Biểu Chánh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
thusinhnguyen :: Tổng hợp :: Văn hóa-
Chuyển đến