thusinhnguyen
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Giải Trí - Thư Giản
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Tình khúc Phạm Duy ...

Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5  Next
Tác giảThông điệp
thusinhtg

thusinhtg


Tổng số bài gửi : 2532
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình khúc Phạm Duy ...   Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 EmptyWed Jan 12, 2011 1:15 pm

Hòa tấu ca khúc "CHUYỆN TÌNH BUỒN"



Trình bày: Vô thường




Hòa tấu: Saxophone
Thể loại: Nhạc không lời




Trình bày: Intruementer
Thể loại: Nhạc Không Lời
Album: Nỗi Lòng


Được sửa bởi thusinhtg ngày Wed Jan 12, 2011 2:20 pm; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
thusinhtg

thusinhtg


Tổng số bài gửi : 2532
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình khúc Phạm Duy ...   Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 EmptyWed Jan 12, 2011 2:05 pm

Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Lyricsw



Ca khúc: Chuyện tình buồn
Trình bày: Ngọc Lan



Được sửa bởi thusinhtg ngày Wed Jan 12, 2011 2:26 pm; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
thusinhtg

thusinhtg


Tổng số bài gửi : 2532
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình khúc Phạm Duy ...   Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 EmptyWed Jan 12, 2011 2:06 pm

Nhạc sĩ Phạm Duy: ‘Một cái liếc mắt cũng là yêu’

Ở tuổi 90, ‘người nhạc sĩ của tình ca’ trông vẫn khỏe mạnh. Và dù tóc có trắng như tuyết, da có nhăn thì tình yêu vẫn nồng nàn trong tâm hồn ông. Phạm Duy chia sẻ niềm yêu đời và quan điểm nghệ thuật của mình.

- Đến giờ, nhạc Phạm Duy vẫn đi vào lòng người bởi giai điệu da diết, mượt mà, đầy chất tình. Thời gian về nước sinh sống, ông đã sáng tác thêm bao nhiêu tác phẩm mới?

- Tôi về nước đã 5 năm rồi, hoàn thành được 70 ca khúc và một số cuốn sách. Tôi cố gắng để những gì thực hiện được trong thời gian qua sớm ra mắt.

- Điểm mới mà ông đưa vào các sáng tác giai đoạn này là gì?

- 70 ca khúc kia chỉ là ca khúc. Ở độ tuổi này, tôi muốn mình phải làm ra những trường ca, những đại khúc để đời. Tôi vừa hoàn thành xong đại khúc Kim Vân Kiều, để hát thì phải mất 2 đến 3 tiếng đồng hồ.

Tôi quan niệm âm nhạc phải tiến. Nếu chỉ là hát Tôi đang mơ giấc mộng dài, hay Tình hoài hương… thì chỉ là Phạm Duy của những năm 1945, 1975 thôi. Những gì tôi sáng tác 30 năm qua đã in dấu rõ rệt rồi. Giờ đã là năm 2010, tôi không thể chỉ gói gọn sản phẩm của mình ở một thời điểm hoài như thế.

- Có bao giờ, ông tự so sánh các “đứa con tinh thần” của mình với nhau?

- Nếu để tôi nói thì hơi chủ quan đấy, sẽ có người bảo tôi tự kiêu. Nhưng nói thật, càng ngày tôi sáng tác càng hay. Tôi đảm bảo, hiện giờ chưa có ai sáng tác được ca khúc Bên kia sông Đuống như mình. Ca khúc này đã được con tôi đem đi hòa âm và đưa cho ca sĩ Mỹ Linh hát. Tôi viết để tặng riêng cho Hoàng Cầm. Sẽ đặt bài hát lên bàn thờ của ông ấy.

- Ở độ tuổi 90, điều gì khơi nguồn cho ông sáng tác?

- Tâm hồn cho nghệ thật không phụ thuộc vào thời điểm nào cả. Chủ đề sáng tác là cuộc sống ở quanh ta. Mỗi buổi sáng thức dậy, tôi đều tìm cảm hứng để nguồn tư liệu ấy không bao giờ bị cạn kiệt.

Người nghệ sĩ thì dù ở đâu cũng có cảm hứng để sáng tác. Tôi dễ dàng rung động trước con người, trước cảnh vật hay những biến cố. Bây giờ có bắt tôi ngồi một chỗ, tôi vẫn sáng tác được.

- Hiện tại, ông nghĩ sao về đề tài tình yêu?

- Tình yêu vẫn có đấy chứ, nhưng không phải là tình yêu trai gái. Tôi vẫn yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống. Tôi tự nhận lúc nào cũng là “người tình” mà.

Tình yêu có nhiều dạng lắm và mình phải xác định cho mình đối tượng để hướng tới. Tôi đã đạt được đến tột đỉnh của tình yêu. Nếu mọi người nghe Người tình tuyệt vời, Nghìn thu sẽ thấy tình yêu của Phạm Duy là vĩnh viễn.

Hiện giờ, tôi vẫn cứ yêu. Tôi yêu từ tâm hồn mình. Yêu đâu nhất thiết là cầm tay, Chỉ cần một cái liếc mắt cũng là đủ rồi.

- Trong âm nhạc, nhạc sĩ và ca sĩ thường có mối quan hệ thân thiết. Với ông thì sao?

- Tôi sáng tác ra ca khúc nhưng không chọn được ca sĩ. Đúng là mối quan hệ nhạc sĩ, ca sĩ càng thắm thiết thì mới có thể đồng điệu để ca khúc được đưa đến đỉnh. Hiện nay, chỉ có một số ít ca sĩ trung thành với nhạc Phạm Duy thôi.

- Ông thấy ca sĩ nào thể hiện tốt nhất ca khúc của mình?

- Ngày xưa ca sĩ ít lắm, chỉ có Thái Thanh, Khánh Ly, Tuấn Ngọc… nên tôi không kén chọn. Chỉ cần ca khúc của mình có người đồng cảm là cảm thấy tràn đầy niềm vui rồi.

Hiện nay, tôi thích giọng hát của Nguyên Thảo, dù cô ấy hát ít bài thôi nhưng hát hay lắm. Mỹ Linh thì có giọng hát chững chạc. Còn nói đến chất giọng đặc trưng cho dân tộc thì chỉ có Khánh Linh. Mỗi người mỗi vẻ. Với nam ca sĩ thì chỉ có Đức Tuấn là trung thành với âm nhạc của tôi.

- Đã bao nhiêu lần ông vướng vào chuyện tình cảm với ca sĩ?

- Thật không may cho tôi vì chưa… được vướng vào chuyện đó.

- Đi qua một quãng đường dài trong đời sống, ông cảm nhận thế nào về đời mình?

- Tôi may mắn vì luôn ung dung tự tại bên gia đình. 30 năm sống trên đất khách, tôi có nhà, có xe và sống an bình bên vợ và 8 đứa con. Tuy cuộc sống nhiều lúc gặp khó khăn nhưng tình yêu âm nhạc giúp tôi vượt qua tất cả.

Giờ thì tôi cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc tại nơi chôn rau cắt rốn của mình. Vợ tôi đã mất, còn tôi đang tận hưởng niềm vui bên cạnh con cháu.

Dung Lâm thực hiện


Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 16137667
Về Đầu Trang Go down
thusinhtg

thusinhtg


Tổng số bài gửi : 2532
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình khúc Phạm Duy ...   Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 EmptyFri Jan 14, 2011 3:10 pm



Ca khúc: Trả Lại Em Yêu
Sáng tác: Phạm Duy
Trình bày: Ái Vân - Duy Quang
Về Đầu Trang Go down
thusinhtg

thusinhtg


Tổng số bài gửi : 2532
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình khúc Phạm Duy ...   Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 EmptyFri Jan 14, 2011 3:10 pm

Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Tralaiemyeu
Về Đầu Trang Go down
thusinhtg

thusinhtg


Tổng số bài gửi : 2532
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình khúc Phạm Duy ...   Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 EmptyFri Jan 14, 2011 3:23 pm

Ca khúc: Trả Lại Em Yêu
Sáng tác: Phạm Duy



Trình bày: Trần Thái Hòa - Loan Châu




Trình bày: Julie




Trình bày: Elvis Phương
Về Đầu Trang Go down
thusinhtg

thusinhtg


Tổng số bài gửi : 2532
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình khúc Phạm Duy ...   Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 EmptyFri Jan 14, 2011 3:25 pm

Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Gn126front
Về Đầu Trang Go down
thusinhtg

thusinhtg


Tổng số bài gửi : 2532
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình khúc Phạm Duy ...   Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 EmptyFri Jan 14, 2011 3:33 pm



Hòa tấu: Trả Lại Em Yêu
Sáng tác: Phạm Duy
Trình bày: Various Artists
Thể loại: Nhạc Không Lời
Album: Tương Tư
Về Đầu Trang Go down
thusinhtg

thusinhtg


Tổng số bài gửi : 2532
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình khúc Phạm Duy ...   Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 EmptyFri Jan 14, 2011 3:38 pm



ca khúc: Trả Lại Em Yêu
Trình bày: Như Mai
Sáng tác: Phạm Duy
Album: Tình Ca Phạm Duy

Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Tley
Về Đầu Trang Go down
thusinhtg

thusinhtg


Tổng số bài gửi : 2532
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình khúc Phạm Duy ...   Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 EmptyFri Jan 14, 2011 4:44 pm

PHẠM DUY, NGƯỜI VIẾT NHẠC TÌNH

Phạm Duy có một số lượng ca khúc hết sức đồ sộ. Nói rằng ông là người viết nhiều nhất trong số các nhạc sĩ Việt Nam thì chắc chắn không phải là điều còn cần phải đem ra tranh cãi nữa.

Ông viết đủ mọi thể nhạc: trường ca, truyện ca, kháng chiến ca, bé ca, đạo ca, tục ca, tình ca... Nhưng căn bản, đầu tiên và cuối cùng, ông vẫn là một nhạc sĩ viết tình ca, trước sau vẫn chỉ như thế. Ông có thể được biết tới qua những loại nhạc khác, nhưng ông vẫn trung thành và thuỷ chung với nhạc tình hơn hết.

Bản nhạc tình đầu tiên ông viết là bài Cô Hái Mơ, ca khúc ông đóng góp phần nhạc cho một bài thơ của Nguyễn Bính. Cô Hái Mơ ra đời năm 1942, như ông cho biết, là một trong những ca khúc cải cách sơ khởi của nền tân nhạc Việt. Bài hát này, cũng như tác phẩm của các nhạc sĩ tuổi tác trên dưới, cùng thời với ông, được viết để đáp ứng đòi hỏi của giới thanh niên thời đó, thế hệ chỉ được nghe các ca khúc Tây phương du nhập vào Việt Nam với những giọng ca của âm nhạc Pháp. Tuổi trẻ muốn có những ca khúc mà Lê Thương gọi là "bài hát ta, điệu Tây", những ca khúc viết về tình yêu sử dụng ngôn ngữ và nhịp điệu mới, trình tấu bằng nhạc cụ Tây phương, đi ra khỏi những dòng nhạc cổ truyền với nhịp xênh, tiếng phách không còn hấp dẫn giới nghe nhạc trẻ tuổi và Tây học nhiều nữa.

Như thế, ông bước vào con đường sáng tác, khởi đầu bằng một tình khúc. Ông có thể không coi đó là một đóng góp hoàn toàn của riêng ông vì phần lời ca vẫn là của một người khác. Bài Cô Hái Mơ được ông đem đi hát ở nhiều nơi trong nước, đem tới người nghe nhạc Việt, một sinh hoạt mới mẻ đầu thập niên 40, một ca khúc khác hẳn những gì người ta được nghe trước đó. Thành phần thính giả trẻ tuổi, Tây học ở các thành thị lúc ấy đang muốn có những đổi mới trong âm nhạc.

Khởi đi bằng một tình khúc, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, cuộc cách mạng mùa Thu năm 1945 đã kéo Phạm Duy đi sang một hướng đi khác. Con đường kháng chiến chống Pháp mà ông và những người cùng tuổi ông từ bỏ cuộc sống ở các thành thị, một cuộc sống tương đối yên lành để dấn thân vào. Điều này thấy rõ qua tư tưởng trí thức thành thị, tiểu tư sản trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến. Cuộc kháng chiến, có cái lãng mạn và rất nhiều nét làm dáng tiểu tư sản mời gọi. Những thành phần này lần đầu tiên có được chuyến lên đường có một mục đích hẳn hoi, không chỉ là "rũ áo phong sương trên gác trọ", không chỉ để đi một chuyến, để có thể làm "người ấy bên sông đứng ngóng đò" nữa. Kháng chiến và cách mạng là những cái cớ rất thuận tiện cho trí thức trẻ để làm một chuyến lên đường mặc dầu không ai có thể phủ nhận lòng yêu nước rất có thực của họ.

Cái lãng mạn tiểu tư sản làm dáng đó khiến cho Phạm Duy bỏ thành phố đi kháng chiến, nhưng trong ba lô của ông vẫn là các tình khúc.

Bài Chinh Phụ Ca viết năm 1945 của ông đầy những hình ảnh lãng mạn tình ái mượn từ những Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, từ tráng sĩ Tiêu Sơn. Đây là chàng:

... Chàng ngồi trên yên, mơ bóng dáng em
Mịt mù trong đám khói tên
Bâng khuâng mắt nhìn tay kiếm
Không sao dấu đôi lệ hiền ...


Còn đây là nàng:

... Rồi nhìn qua song em thấy trước sông
Ngựa hồng âu yếm bước sang
Trên lưng có chàng trai tráng
Mang theo biết bao nhiêu ngày vàng ...


Ở giữa những tình khúc lồng trong khung cảnh lãng mạn cổ điển, ông viết Xuất Quân (1945), Chiến Sĩ Vô Danh (1945), Thu Chiến Trường (1946), Nợ Xương Máu (1946)...

Nhưng ông lại vẫn trở về với những ca khúc đẫm mùi lãng mạn. Như Cây Đàn Bỏ Quên (1945) hay Khối Tình Trương Chi (1945). Làm thế nào chối bỏ được nét tình ái trong những câu:

Hôm xưa tôi đến nhà em
Ra về mới nhớ rằng quên cây đàn ...
Hôm sau tôi đến nhà em
Cây đàn nằm đó nhưng em đâu rồi ...


mặc dù lời ca Cây Đàn Bỏ Quên còn giản dị đến hơi ngây ngô và thêm nét khờ dại ở trong?

Bài Khối Tình Trương Chi được viết ở một trình độ cao hơn nhờ khung cảnh và cái gốc cổ tích của câu truyện. Phạm Duy đưa vào phần lời ca của bản nhạc những hình ảnh vô cùng lãng mạn:

... Hoa lá quên giờ tàn ...
Ấu yếm nâng tà quạt
Hôn gió đưa về thuyền
Tưởng người trên sóng ru thần tiên ...
Nâng chén nơi ngàn trùng
Lệ sầu tuôn xuống câu hò khoan ...


Trở về Hà Nội năm 1946, cuộc tình với một vũ nữ đã trở thành cảm hứng cho bài tình ca mà ông cho là đích thực và đầu tiên của ông, bài Tình Kỹ Nữ. Bài ca làm nhớ đến Tì Bà Hành của Bạch Cư Dị, cũng "cùng một lứa bên trời lận đận " tuy chiều dài của bài hát không thể so sánh được với bài trường thi kể chuyện người ca kỹ bến Tầm Dương:

Đêm nay đôi người khách giang hồ
Gặp nhau tình trăng nước
Sánh vai nhịp bước giang hồ
Kề vai ước xây nhà bên suối
Kề môi ước gây vài đường tơ
... Ta nâng niu làn dư âm
Của khách năm xưa yêu nàng ...
Lòng ta nhớ cung đàn mùa xưa ...


Năm 1946, ông lại bỏ Hà Nội đi lên những tỉnh miền Bắc và khởi viết một loạt ca khúc mới, những bài mà ông gọi là Thanh Niên Ca để đáp lại nhu cầu trong giai đoạn này. Đó là các ca khúc Nhạc Tuổi Xanh, Về Đồng Hoang, Đường Về Quê, Thanh Niên Ca, Thanh Niên Quyết Tiến...

Trong năm 1947, người ta ghi nhận ông viết khoảng 40 bài hùng ca, quân ca, kháng chiến ca như thế. Tuy đa số mang những hình ảnh, ca từ hùng tráng, nhưng thảng hoặc, vẫn có những ca khúc kháng chiến mang theo rất nhiều hình ảnh lãng mạn. Chính ông cũng nhìn nhận điều đó như ông viết trong hồi ký: "Những bản nhạc kháng chiến ngoài nhạc tính hào hùng, còn có thêm chất lãng mạn" (Hồi Ký Thời Cách Mạng Kháng Chiến trang 92).

Giữa không khí nhạc hùng, nhạc kháng chiến như thế, ông cho ra đời, cũng ở Lào Kai năm 1947, một ca khúc rất tiểu tư sản, từ nhạc điệu đến lời ca. Phần nhạc, ông dùng Tango, loại nhạc lúc ấy đi liền với Ấu châu ăn chơi, với đèn mờ, tiếng phong cầm, tiếng chổi quét trên mặt trống. Lời ca ông viết là một bâng khuâng giữa cây cầu, nhìn xuống dòng nước, một lựa chọn:

... Người đi chưa hết hương sầu lữ thứ
Hồn theo cánh gió quên tình xa xưa
Tuổi xanh như lá thu rụng cuối mùa
Mộng về đêm đêm khát vùng trán ngây thơ

...

Bên cầu biên giới

Tôi lặng nghe dòng đời từ từ trôi
...
Lòng tôi sao vẫn còn biên giới
Đời tôi sao vẫn ngừng nơi đây...


Bài Bên Cầu Biên Giới là một bản nhạc tình hiếm hoi vào thời đó nên được phổ biến rộng rãi và nhanh chóng.

Bài ca, cũng như hoàn cảnh chính trị lúc ấy bầy ra trước mặt Phạm Duy những lựa chọn: ở lại với kháng chiến với khung cảnh đã bắt đầu đổi khác hay đi theo tình cảm của mình giữa lúc tình cảm cá nhân bắt đầu bị đem ra phê bình, chỉ trích là tiểu tư sản, không thích hợp với chủ trương của những người Cộng sản đang bắt đầu ló mặt. Hoàng Cầm, một nhà thơ rất thân với ông, đã phải cột dây vào bản kịch (bị phê bình là không thích hợp với đường lối văn nghệ kháng chiến) của ông và treo lên cột nhà, khai tử nó, như một dứt khoát, cắt lìa với quá khứ trí thức tiểu tư sản thành thị mà ông mang theo.

Nguyễn Xuân Khoát, một nhạc sĩ đàn anh rất gần gũi ông lúc đó cũng khuyên Phạm Duy nên từ bỏ tư tưởng tiểu tư sản và những sản phẩm của đầu óc lãng mạn thành thị mà tiêu biểu là bài Bên Cầu Biên Giới như Hoàng Cầm đã làm với kịch bản của ông.

Vì thế, chính bài tình ca đầy nét lãng mạn tiểu tư sản xa hẳn không khí kháng chiến này đã đặt Phạm Duy trước những lựa chọn đi hay ở.

Ông quyết định ở lại với nhạc tình. Ông chưa thể bỏ kháng chiến nhưng cũng không thể từ bỏ nhạc tình. Ông nhất định không làm như Hoàng Cầm, không giết chết bài Bên Cầu Biên Giới.

Sau bài Bên Cầu Biên Giới, Phạm Duy viết một ca khúc khác cũng lãng mạn không kém. Bài Tiếng Đàn Tôi viết năm 1947 ở Chợ Đại, Cống Thần là một tình khúc cũng rất tiểu tư sản. Đường lối của Cộng sản càng ngày càng rõ mặt trong cuộc kháng chiến chống Pháp, và đường lối đó không thể cho đi chung những bài ca viết về tình cảm riêng tư, thành phố, trí thức, lãng mạn:

Đời lạnh lùng trôi theo dòng nước mắt
Với bao tiếng tơ xót thương đời
Vì cuộc tình đã chết một đêm nao
Lúc trăng hãy còn thơ ấu ...


Ở đoạn gần cuối, Phạm Duy viết:

Có tiếng hát ru hồn tôi
Ru cho đau thương linh hồn đắm đuối ...


Ở thời điểm toàn dân đang ôm bom ba càng lao vào chiến xa, đem thân đi lấp chiến hào mà viết những ca khúc quá lãng mạn, thiếu hẳn tính Đảng như trong đề cương văn hoá của đảng Cộng Sản thì Phạm Duy không thể tiếp tục ở với kháng chiến được.

Phạm Duy có thể bỏ văn nghệ kháng chiến nhưng ông không thể bỏ tình ca. Những tình khúc lãng mạn ông viết trong những năm cuối của thập niên 40 đưa đến một quyết định dứt khoát: ở với tình ca chứ không ở với văn nghệ chỉ huy, văn chương khẩu hiệu, nghệ thuật có lãnh đạo.

Câu cuối của Tiếng Đàn Tôi là: Lạnh lùng em đã rời tôi.

Ông rời kháng chiến có lẽ cũng lạnh lùng như thế. Ông bắt đầu sửa soạn cho chuyện về thành.

Nhưng trước khi trở về Hà Nội, ông còn viết một hai bài tình ca cho một khúc quanh tình cảm quan trọng trong đời sống của ông. Bài Đêm Xuân viết ở Chợ Neo, Thanh Hoá năm 1948:

Đêm qua say tiếng đàn
Đôi chim uyên tới giường
Chim báo tin Xuân đã về trong giấc mộng


Đêm Xuân là bài hát ngợi ca hạnh phúc đầu tiên và lớn nhất của ông. Rồi bài Chú Cuội trong đó thấp thoáng tình yêu dành cho cô Hằng ông cũng viết trong năm 1948 tại Thanh Hoá.

Phần lời ca của hai bài tình ca này cho thấy nhạc tình của Phạm Duy mang những nét cá nhân hơn, không còn là những ca khúc viết cho những mối tình mà chính ông gọi là vu vơ, tưởng tượng hay ở ngôi thứ ba nữa. Những bài ca trước đó, trong cái nhìn của Phạm Duy, không phải là những tình khúc viết cho mình, cho chính ông, cho tác giả. Ngôn ngữ dùng để đặt lời cho hai ca khúc Đêm Xuân và Chú Cuội thoát ra khỏi những ước lệ của những bài hát đề cập đến tình yêu trước đó, khi ông còn phải mượn chút Chinh Phụ Ngâm, chút cổ tích. Ngôn ngữ giản dị, thân mật, gần gũi nhưng không phải là không lãng mạn và thiếu chất thơ:

... Chưa quen nhau lúc đầu
Em nghe theo tiếng sầu
Ôi khúc ca nuôi mối tình muôn sắc mầu
Em phôi pha tháng ngày
Vì lúc trăng khúc đây có đàn đêm ấy
Đã ru trái tim này
Hồn em tìm nương náu
Tình em chờ thương đau
Lòng em chưa tàn, xin đừng phụ nhau ...


Sau cuộc họp năm 1950 với giới lãnh đạo trung ương và được nghe tận tai những chủ trương rõ ràng của người Cộng sản đằng sau kháng chiến, Phạm Duy trở lại Thanh Hóa để sửa soạn đưa gia đình về Hà Nội.

Bài Cành Hoa Trắng viết sau đó, năm 1950 ở Thanh Hoá nghe đầy không khí lãng mạn cổ tích kể chuyện nang tiên Giáng Hương bị đầy xuống trần chính là ẩn dụ của chuyến đi khỏi vùng kháng chiến của nhạc sĩ họ Phạm. Ông từ Thanh Hoá về Hà Nội và đi thẳng vào Sài Gòn giữa năm 1951.

Cành Hoa Trắng với ca từ lãng mạn cũng là bài tình ca cuối cùng ông viết khi còn ở với kháng chiến. Thái độ dứt khoát nhạc khẩu hiệu để về lại với tình ca cũng được Phạm Duy khẳng định từ đó.

Phạm Duy và gia đình vào Sài Gòn định cư, nhưng qua những bản nhạc ông viết trong mấy năm sau đó, người ta thấy ông vẫn còn loay hoay với cuộc sống, với một khung cảnh sống mới mà những kỷ niệm về miền đất cũ, quê hương miền Bắc bỏ lại vẫn níu kéo những tình cảm của ông: con sông đào, vòm tre non, khói ấm hương thôn, mảnh đời ngây thơ, tóc sương mẹ già, tiếng ru nỗi niềm thơ ấu, khói lam vương, tâm hồn chìm xuống....

Ông viết Tình Hoài Hương, Bà Mẹ Quê, Vợ Chồng Quê, Em Bé Quê... và một loạt những bài hát về miền đất dung thân mới như Tiếng Hò Miền Nam, Tình Nghèo, Hò Lơ...

Tiếp tục dòng nhạc đó cho đến năm 1957. Nhìn lại, ông thấy là khoảng gần 10 năm, từ năm 1948 đến năm 1957 là những năm nhạc tình của ông đã ngủ một giấc khá dài.

Ở trang 88 của cuốn Ngàn Lời Ca, Phạm Duy viết rằng trong những năm đó, ông đã không soạn một bản nhạc tình nào cho riêng ông. Ông nhìn nhận trong những năm đó, ông chỉ viết được những bài ca xưng tụng tình yêu của những đôi tình nhân khác ở thôn quê (Vợ Chồng Quê) hay ở thành thị (Phố Buồn)... Ông cũng đem một số thơ ra làm công việc phổ nhạc, cho chúng một đời sống âm thanh. Và vẫn là những bài thơ tình là những bài ông thành công nhất khi phổ nhạc, những thơ của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư...

Nhưng thực ra, Phạm Duy không hề xa rời hẳn tình ca như ông nói vì chính những bài ca ông nói là viết cho những cặp tình nhân, những đôi lứa khác như Vợ Chồng Quê hay Phố Buồn cũng là những tình ca, những ca khúc nói về tình yêu đôi lứa...

Và luôn cả những bài mà ông cho là những bước đi vào với thiên nhiên như Hoa Xuân (1953), Xuân Thì (1953), Tơ Tình (1956), Dạ Lai Hương (1953)... chất tình ca vẫn thấy rất rõ cả trong lời ca cũng như thể nhạc dùng để chuyên chở.

Nhưng năm 1957, ông lại trở về với việc viết tình ca. Và những bài tình ca viết trong giai đoạn sau 10 năm đã rất khác với những tình ca của những năm trước. Thuở " tình xanh khi chưa lo sợ" đã qua đi.

Những bài Tìm Nhau, Thương Tình Ca... của gia đoạn này không còn là những bài ngợi ca tình yêu trong sáng như buổi sáng, như bình minh của mùa xuân hoa cỏ tốt tươi nữa:

... Tìm nhau như Thiên Cổ tím Ngàn Thu
Tìm nhau trong thống khổ
... Tìm nhau trong câu than thở
Tìm đâu môi em đỏ
Tìm đâu mây trong mắt
Tìm cho ra mái tóc ngây thơ đó...


Đó là những tình ca tan nát, bất hạnh, những bước dìu nhau sang bên kia thế giới, dìu nhau nương thân ven chín suối... đưa nhau vào ngàn thu.

Và chính trong những năm từ giữa thập niên 50 đến đầu thập niên 60, Phạm Duy lại quay trở lại với việc phổ nhạc những bài thơ tình mỗi khi ông thấy "không đủ lời ca và có đủ tấm lòng để nói lên tất cả những hoan lạc và khổ đau của cuộc tình" (Ngàn Lời Ca trang 110) trong đó có một số thơ của Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Bích Khê, Cung Trầm Tưởng, Phạm Thiên Thư, Nguyễn Tất Nhiên...

Việc chọn những bài thơ của các nhà thơ vừa kể và phổ rất thành công những bài thơ tình đó cũng lần nữa cho thấy Phạm Duy là người viết nhạc tình và viết thành công nhất. Sự kiện các ca khúc phổ từ thơ được phổ biến rộng rãi, đem tên tuổi của các nhà thơ này tới cho những người thông thường không đọc thơ hay rất ít khi đọc thơ cho thấy thành công của Phạm Duy. Phải có một hồn nhạc tình mới làm được công việc ông đã làm khi đem âm nhạc vào thơ.

Điều đó cũng còn được thấy qua những đoạn ca dao được ông đem viết thành nhạc, phát triển thêm để thành những tình ca mới bằng cái nền dân ca. Chẳng hạn như Bài Ca Sao, Bài Ca Trăng, Đố Ai...

Đem những đầu tư của ca dao, ông đưa vào các trường ca Con Đường Cái Quan, Mẹ Việt Nam để một số tiểu khúc có thể một mình trở thành những tình ca ngắn mà Nước Non Ngàn Dặm Ra Đi là một thí dụ.

Những tình khúc kế tiếp như Ngày Đó Chúng Mình (1959), Đừng Xa Nhau (1958), Mưa Rơi (1960), Đường Em Đi (1960), Mộng Du (1959), Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời (1958), Còn Gì Nữa Đâu (1960), Nước Mắt Rơi (1961), Tạ Ơn Đời (1959), Một Bàn Tay (1959) đều nói đến chia cách, lìa xa, đứt đoạn, chết chóc của một hay những mối tình mà người trong những cuộc tình ấy, trong gặp gỡ đã có chấm dứt, biệt ly và tan vỡ.

Người viết những nhạc khúc như thế không phải tự nhiên mà mượn ý của Hoài Trinh để viết Kiếp Nào Có Yêu Nhau năm 1958:

... Hoa xanh đã phai rồi...
Môi nhăn đã quên cười...
Kiếp nào có yêu nhau
Thì xin hẹn đến mai sau
Hoa xanh khi chưa nở
Tình xanh khi chưa lo sợ...


Trong khoảng một thập niên, nhạc tình của Phạm Duy, sau khi thức dậy từ giấc đông miên đằng đẵng, lại cất lên, nhưng bằng những khổ đau của cuộc tình không trọn vẹn, không thể đi lùi mà cũng không thể đi tới.

Trong ca khúc Đừng Xa Nhau ông viết:

... Đừng đi mau để mãi mãi
Là chiếc bóng đậm mầu
Còn theo nhau tới muôn đời sau ...


Trong Ngày Đó Chúng Mình:

... Ngày đó có em ra khỏi đời rồi
Và mang theo trăng sao chết cuối trời u tối...
Ngày đó có bơ vơ lạc về trời
Tìm trên mây xa khơi có áo dài khăn cưới
Ngày đó có kêu lên gọi hồn người
Trùng dương ơi! Có xót xa cũng hoài mà thôi!


Và đây là mấy câu trong Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời:

... Nếu một mai không còn ai
Đứng bên kia đời trông vòi vói
Không còn ai! Đâu còn ai?
Trong ngày mai có dư hương người
Chỉ là giăng dối mà thôi
Nếu về sau em có qua cầu
Không chẳng vì sầu, thương chẳng còn đâu?
Mà nó chuyện quên nhau
Nếu vì sao quay gót cuốn mau
Dấu chân in sâu vết không lâu
Chẳng nợ gì nhau...


Dường như Phạm Duy, trong đời sống sáng tác của ông, cứ mỗi 10 năm, ông lại tự làm mới mình. Thập niên 1947 đến 1957, rồi 1957 đến 1967.

Nếu thập niên 1947 đến 1957 được đánh dấu bằng những tình ca tan nát khổ đau, thì thập niên kế tiếp lại đem tới cho Phạm Duy, người viết nhạc những cảm hứng mới. Như bừng thức dậy, vùng lên, bước qua vùng bóng tối của những mối tình mang lại toàn thương tích, bất hạnh thương đau, Phạm Duy viết một loạt tình ca mà ông gọi là Tình Ca Mùa Hạ, trong đó, mùa hạ bừng lên chói chan trước khi mùa thu của cuộc đời tràn tới. Ông viết Phượng Yêu, Hạ Hồng, Ngày Tháng Hạ, Gió Thoảng Đêm Hè trong mấy năm đầu của thập niên 70.

Ngôn ngữ dùng để đặt lời cho những ca khúc này là những ngôn ngữ táo bạo, không còn mềm mại, tròn trĩnh như trong Thương Tình Ca, Ngày Đó Chúng Mình, Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời... nữa. Ngôn ngữ hừng hực, nóng bỏng, hối hả đầy dục tính như trong Hạ Hồng:

... Đôi ta chỉ có một mùa Hè thôi
Đôi ta chỉ có một cuộc tình thôi
Mùa hè vừa tới nơi rồi
Đôi ta chỉ có một mùa mà thôi
Đôi ta chỉ có một lần đời vui ...
Mùa hè đi qua như làn gió
Mùa hè trong ta đã đỏ hoe
Mùa hè đôi ta bốc lửa cháy ...


Khoảng mấy năm giữa cuối thập niên 60, đầu thập niên 70, không biết vì nguyên do gì, Phạm Duy một loạt ca khúc mà ông gọi là Tình Ca Một Mình. Khi xếp tựa của những bài ca này cạnh nhau, có thể phần nào người ta nhìn ra được những biến cố xẩy ra quanh đời sống tình cảm của ông: Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài (1969), Nghìn Trùng Xa Cách (1969), Nha Trang Ngày Về (1969), Cỏ Hồng (1970), Mùa Thu Chết (1970), Giết Người Trong Mộng (1970) Trả Lại Em Yêu (1971)...

Từ ngôn ngữ ẩn dụ của Cỏ Hồng thấp thoáng dục tính qua những đau đớn chia xa của Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài, Nghìn Trùng Xa Cách tới vĩnh biệt đành đoạn Mùa Thu Chết, Giết Người Trong Mộng... người viết cho thấy ông đang từ từ dẫn người nghe nhạc của ông sang một khúc đời mới của những chuyện tình không có hạnh phúc ông gặp trên đường đi. Những sáng tác trong giai đoạn này có thể được coi là những bài nhạc tình hay nhất của ông. Đó là những chung khúc cho những mối tình ở hồi cuối với đoạn kết đớn đau phải tới. Cỏ Hồng về mặt nhạc ngữ xứng đáng được coi là một trong những tình khúc hay nhất của ông:

Rước em lên đồi, cỏ hoang ngập lối
Rước em lên đồi, hẹn với bình minh
Đôi chân xinh xinh như tình thôi khép nép
Hãy vứt chiếc dép. bước đi ôm cỏ mềm...
Đồi quen quen, cỏ ngoan ngoan
Tưởng mơn man làm tóc rối mềm
Rồi nghe thêm lời van xin
Từ trong em, đồi choáng váng
Rồi run lên cùng gió bốn miền
Cỏ không tên nằm thênh thang
Rồi vươn lên vì ta yêu nàng
Hỡi ôi con đồi ngoan! Hỡi ôi cỏ hồng hoang!


Năm 1975 Phạm Duy viết Chỉ Chừng Đó Thôi, bài tình ca ông nói là bài cuối cùng để sau đó không bao giờ réo gọi nhau nữa. Lời của bài hát như những đoạn ngũ ngôn buồn bã:

... Ta yêu em tình cờ
Như cơn mưa đầu mùa
Rơi trên sân cỏ nhà
Làm rụng rơi cánh hoa
Chỉ cần một cơn mưa
Là vai gầy thêm nữa
Cho ướt môi mềm da ...


Ông muốn khép lại những chuyến đi của trái tim, cám ơn những người tình lần cuối nhưng rồi chu trình sáng tác của Phạm Duy lại mở ra một thập niên mới. Bài tình ca đau đớn viết năm 1975 tưởng như đã chấm dứt cuộc đời sáng tác tình khúc thì lại mở ra những không gian mới.

Nhưng những tình khúc của ông trong những năm của thập niên trước đó vốn đã là những ca khúc đầy những tan nát, thương đau của những cuộc tình cuối cùng, thì những bài ông viết sau năm 1975 lại càng đau xót, chập chùng khổ đau hơn:

... Đôi ta đã mất cả mộng mơ
Chỉ còn xác xơ, hình bóng xưa
Dĩ vãng mịt mù
Buồn như chiếc lá rụng, mùa Thu
Ngồi lại đây, xin ôm chặt lấy
Bàn tay này chứa đựng hôm nay
Năm ngón gầy đưa nhau tìm lối ...


Trong bài Chỉ Còn Nhau (1978), cũng như những bài tình ca khác viết sau đó, người ta thấy luôn luôn là những ngoái nhìn lại, những mơ ước trở về, những hồi ức về những mối tình cũ, căn nhà xưa, nơi hẹn một thời:

... Rồi đây anh sẽ đưa em về nhà
Nhà của đôi ta xinh xinh nhỏ bé
Có vườn rau xanh ngát ngoại ô...
Về nơi công viên yên vui lặng lẽ
Nếu mưa rơi sẽ mát lòng em
Về đây ta sẽ tới ngôi của cũ
Róng tiếng chuông xưa tiếng nghe tình tơ ...


Như trong bài Rồi Đây Anh Sẽ Đưa Em Về Nhà (1981) hay Nghìn Năm Vẫn Chưa Quên (1983):

... Như từng giọt máu nhỏ
Trở về trái tim khô
Con sông đời trăm hướng
Đưa ta tới vô thường!


Trong bài tựa cho tập nhạc Ngày Đó Chúng Mình Yêu Nhau xuất bản năm 1968, Phạm Duy coi ông là người bất hạnh vì trong số bao nhiêu ca khúc đã viết, ông chỉ tìm được 14 bài hát dành cho đôi lứa mà trong đó, có 6 bài ông phải mượn ý và lời của các thi sĩ. Ông coi chuyện được người đời công nhận là một "ca nhân của ái tình" (chantre de l?amour) là một vinh dự lớn nhất của cuộc đời. Ông tiếc đã không làm được công việc đó và mong các nhạc sĩ trẻ khác sẽ biết dành cả đời mình để ca tụng tình yêu vĩnh cửu.

Nếu có thể nói được với Phạm Duy một điều, tôi tin là nhiều người sẽ nói rằng ông không nên nghĩ ông quá dại dột hay quá bất hạnh, nghĩ mình đã không vì những người nghe nhạc đều đã coi ông là một "ca nhân của ái tình". Vì những ca khúc ông để lại, ngay cả những bài ca ông không coi là tình ca, vẫn được người nghe coi đó là những tình khúc nói hộ cho hai ba thế hệ những điều khó nói nhất của những cặp tình nhân, an ủi những mối tình không may, vỗ về những đời sống bất hạnh.

Ông đích thực là một "ca nhân của ái tình" theo những ý nghĩa đúng nhất và tốt đẹp nhất của những chữ này.

Trong một tập nhạc khác in tại Sài Gòn năm 1970, Phạm Duy cho biết ông mơ ước " được suốt 4 mùa ca hát thương yêu vô tận vô biên". Có thể ông không biết, ông chỉ mơ ước được làm điều đó, nhưng đó chính lại là điều ông đã làm được trong gần hết đời sống ông đã sống.

Ông là một nhạc sĩ viết nhạc tình và tên tuổi của ông sẽ còn ở lại mãi chừng nào còn có những cặp tình nhân trong đời sống này hát cho nhau nghe những lời tỏ tình.

Bùi Bảo Trúc

Về Đầu Trang Go down
thusinhtg

thusinhtg


Tổng số bài gửi : 2532
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình khúc Phạm Duy ...   Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 EmptySat Jan 15, 2011 9:30 am

Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Wit2iq


Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Compositionlu3
-
Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Pham20duy


Được sửa bởi thusinhtg ngày Mon Jan 17, 2011 1:51 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
thusinhtg

thusinhtg


Tổng số bài gửi : 2532
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình khúc Phạm Duy ...   Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 EmptySat Jan 15, 2011 2:47 pm

Giấc mơ 'đi lại từ đầu' của Phạm Duy thành hiện thực

Bừng sáng lên trong đêm nhạc "Ngày trở về" tối 3-4/4 tại nhà hát Hòa Bình, TP HCM, không chỉ là lời ca, giai điệu đẹp mà có cả sức sống của những giọng hát chỉ mới thử sức với nhạc của Phạm Duy gần đây. Khoảng cách thế hệ của nhân vật chính và ca sĩ trẻ không còn ý nghĩa khi âm nhạc thăng hoa.

Bên cạnh hình ảnh của Duy Quang nhẹ nhàng, da diết cùng Cây đàn bỏ quên, Bà mẹ Gio Linh gần như không thể thiếu trong nhạc Phạm Duy, Ngày trở về của ông càng ấm áp bởi sự xuất thần của 3 "mỹ nhân": Mỹ Hạnh, Mỹ Linh và Thu Minh. Mỹ Hạnh không hát mà kể nỗi lòng Nghìn trùng xa cách bằng chất giọng trầm ấm và phong cách biểu diễn lắng đọng. Mỹ Linh xử lý Đưa em tìm động hoa vàng mượt như tơ. Thu Minh tìm một cách cảm mới hơn, ngân nga Thuyền viễn xứ khá nỗi niềm... Cả 3 đều lộng lẫy trong những những ca từ và giai điệu tuyệt vời.

Từ hàng ghế khán giả, có những ánh mắt long lanh niềm vui, một trong số họ nói rằng: "Một thế hệ ca sĩ mới cho dòng nhạc Phạm Duy đã nhen nhúm sau "ngọn lửa" Thái Thanh, Thái Hằng, Duy Quang...".

Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Myhanh
Mỹ Hạnh hát xuất sắc Nghìn trùng xa cách

Hát không mới mẻ, nhưng tình cảm dạt dào nhất trong đêm diễn là 2 giọng ca nam của miền Trung: Quang Linh và Quang Dũng. Quang Linh hào hoa, hát bằng cái tình dành cho Quê nghèo, Bà mẹ quê. Anh dẫn người nghe đến thế giới của "những cánh đồng cát dài, những mái tranh buồn nhớ người"... một cách tự nhiên, cảm động.
Quang Dũng có hơi kịch tính trong xử lý Ngậm ngùi, bài hát mà Phạm Duy cho là "giấc mộng bình thường của thời đại", nhưng phong thái trữ tình của anh cũng tạo được một nét riêng, khá lãng mạn cho ca khúc này.

Hai giọng ca Đoan Trang, Đức Tuấn cũng mang đến cho "bữa tiệc" Ngày trở về sự khỏe khoắn của người trẻ tuổi. Đức Tuấn thiếu chút hồn trong Tình ca, Đoan Trang chưa tìm ra được nét của Ngày xưa Hoàng Thị, nhưng chất mới của họ cũng được những khán giả lớn tuổi ủng hộ nhiệt liệt.

Phạm Duy quả thật không sai khi đặt niềm tin vào những ca sĩ mới. Như ông từng nói: "Tôi đã làm nhạc vì tính dân tộc lên hàng đầu và qua thời gian thì tình cảm dân tộc mình vẫn thế", thế hệ ca sĩ Việt Nam trưởng thành sau năm 1975 đang viết nên một trang mới cho âm nhạc của ông. Nghe những giọng ca trẻ trong đêm nhạc của mình, mắt Phạm Duy vẫn còn ánh niềm vui đến phút cuối của chương trình. Ông nói: "Nếu tôi chết, cho tôi được tái sinh nhiều lần để được đi mãi trong mùa xuân".

Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Phamduy1
Phạm Duy ấm áp trong Ngày trở về

Khán giả của Ngày trở về có người xem Phạm Duy là thần tượng, có người âm thầm coi ông như tri kỷ, cũng có người lần đầu nghe tên ông, nhưng ai cũng đắm đuối trong 18 ca khúc dạt dào mối tình của tác giả với quê hương Việt Nam. Phạm Duy bộc bạch rằng ông vừa có được cảm giác của niềm hạnh phúc. Hạnh phúc cho "người tình" đã tìm lại được giấc mơ "đi lại từ đầu" trên quê hương, trên con đường dường như chỉ vắng hình chứ chưa bao giờ vắng tên mình trong 30 năm qua.
Đỗ Duy
Về Đầu Trang Go down
thusinhtg

thusinhtg


Tổng số bài gửi : 2532
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình khúc Phạm Duy ...   Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 EmptySat Jan 15, 2011 2:49 pm



Ca khúc: Nghìn trùng xa cách
Sáng tác: Phạm Duy
Trình bày: Mỹ Linh
Về Đầu Trang Go down
thusinhtg

thusinhtg


Tổng số bài gửi : 2532
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình khúc Phạm Duy ...   Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 EmptySat Jan 15, 2011 2:55 pm

Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Nghintrungxacach1
Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Nghintrungxacach2
Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Nghintrungxacach3
Về Đầu Trang Go down
thusinhtg

thusinhtg


Tổng số bài gửi : 2532
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình khúc Phạm Duy ...   Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 EmptySat Jan 15, 2011 3:03 pm



ca khúc: Nghìn Trùng Xa Cách
Sáng tác: Phạm Duy
Trình bày: Diễm Liên
Về Đầu Trang Go down
thusinhtg

thusinhtg


Tổng số bài gửi : 2532
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình khúc Phạm Duy ...   Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 EmptySat Jan 15, 2011 3:05 pm

Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Ntxcach
Về Đầu Trang Go down
thusinhtg

thusinhtg


Tổng số bài gửi : 2532
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình khúc Phạm Duy ...   Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 EmptySat Jan 15, 2011 3:05 pm

Ca khúc: Nghìn Trùng Xa Cách
Sáng tác: Phạm Duy



Trình bày: Thái Hiền
Thể loại: Trữ Tình
Album: Ngày Đó Chúng Mình




Trình bày: Ý Lan




Trình bày: Khánh Hà
Về Đầu Trang Go down
thusinhtg

thusinhtg


Tổng số bài gửi : 2532
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình khúc Phạm Duy ...   Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 EmptySat Jan 15, 2011 3:25 pm

Ca khúc: Nghìn trùng xa cách
Sáng tác: Phạm Duy



Trình bày: Thái Thanh
Thể loại: Trữ Tình




Trình bày: Lệ Thu
Album: Như Một Tác Phẩm Để Đời





Trình bày: Khánh Ly
Về Đầu Trang Go down
thusinhtg

thusinhtg


Tổng số bài gửi : 2532
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình khúc Phạm Duy ...   Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 EmptySat Jan 15, 2011 3:27 pm

Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 10pa8tj



Ca khúc: Nghìn Trùng Xa Cách
Sáng tác: Phạm Duy
Trình bày: Văn Vượng
Thể loại: Nhạc Không Lời
Album: Tình Khúc Phạm Duy - Văn Vượng (Guitar)


Được sửa bởi thusinhtg ngày Sat Jan 15, 2011 3:48 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
thusinhtg

thusinhtg


Tổng số bài gửi : 2532
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình khúc Phạm Duy ...   Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 EmptySat Jan 15, 2011 3:32 pm

LYRICS NGHÌN TRÙNG XA CÁCH - PHẠM DUY

Nghìn trùng xa cách người đã đi rồi
Còn gì đâu nữa mà khóc với cười
Mời người lên xe về miền quá khứ
Mời người đem theo toàn vẹn thương yêu
Đứng tiễn người vào dĩ vãng nhạt mầu
Sẽ có chẳng nhiều đớn đau
Nối gót người vào dĩ vãng nhiệm mầu
Có lũ kỷ niệm trước sau
Vài cánh xương hoa nằm ép trong thơ
Rồi sẽ tan đi mịt mù
Vạt tóc nâu khô còn chút thơm tho
Thả gió bay đi mịt mù
Nghìn trùng xa cách người đã đi rồi
Còn gì đâu nữa mà giữ cho người...
Trả hết về người chuyện cũ đẹp ngời
Chuyện đôi ta buồn ít hơn vui
Lời nói, lời cười
Chuyện ngắn chuyện dài
Trả hết cho người, cho người đi
Trả hết cho ai ngày tháng êm trôi
Đường em đi trời đất yên vui
Rừng vắng ban mai, đường phố trăng soi
Trả hết cho người, cho người đi
Trả hết cho ai cả những chua cay
Ngày chia tay, lặng lẽ mưa rơi
Một tiếng thương ôi, gửi đến cho người
Trả nốt đôi môi gượng cười
Nghìn trùng xa cách đời đứt ngang rồi
Còn lời trăn trối gửi đến cho người...
Nghìn trùng xa cách người cuối chân trời
Đường dài hạnh phúc, cầu chúc cho người.




Ca khúc: Nghìn Trùng Xa Cách
Sáng tác: Phạm Duy
Trình bày: Kim Anh


Được sửa bởi thusinhtg ngày Sat Jan 15, 2011 3:44 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
thusinhtg

thusinhtg


Tổng số bài gửi : 2532
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình khúc Phạm Duy ...   Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 EmptySat Jan 15, 2011 3:37 pm

Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Pduy



Ca khúc: Nghìn Trùng Xa Cách
Sáng tác: Phạm Duy
Trình bày: Duy Trác
Album: Tiếng Hát Gửi Người
Về Đầu Trang Go down
thusinhtg

thusinhtg


Tổng số bài gửi : 2532
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình khúc Phạm Duy ...   Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 EmptySat Jan 15, 2011 4:17 pm

Người bạn tình của tôi là một người rất yêu thơ và đã viết tới 300 bài thơ để tặng tôi. Tiếc thay, tôi không đem theo được với tôi trên bước đường lưu vong này. Trước khi xa nhau, nếu chúng tôi gặp nhau thì thường thường là để nói chuyện về thơ hay về nhạc. Cũng vì nàng yêu thơ nên nếu có những bài thơ hay của thời trước hay của thời đó là tôi phổ nhạc để tặng nàng. Bài TÓC MAI SỢI VẮN SỢI DÀI là sự phát triển của một câu ca dao miền nam mà nàng đọc cho tôi nghe lúc đó.

Sài Gòn - 1969




Ca khúc: Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài
Nhạc: Phạm Duy
Ca sĩ: Thái Thanh


LYRICS:

Thuở ấy em vừa thôi kẹp tóc
Thuở ấy anh vừa thôi học xong
Yêu anh, yêu anh em làm thơ
Yêu em, yêu em anh soạn nhạc

Thuở ấy thơ còn non mùi sữa
Thuở ấy tiếng đàn nghe vụng quá
Cho nên không khoe nhau bài thơ
Cho nên không khoe nhau bài nhạc

Ở nhà mẹ dạy câu ca
Mang ra cho nhau nghe nhé
Ở nhà mẹ dạy câu ru
Mang ra cho nhau ghi nhớ

A à ! Lan Huệ sầu ai Lan Huệ héo
Lan Huệ sầu đời trong héo ngoài tươi

Từ đó ta thành đôi tình nhân
Từ đó ta cùng vui tình xuân
Yêu nhau, yêu nhau theo thời gian
Xa nhau, xa nhau theo mộng tàn

Từ đó em làm dâu người ta
Từ đó anh thành anh nghệ sĩ
Em thôi, em thôi không làm thơ
Em yên, em yên vui chuyện nhà

Còn đời người bạn năm nao
Trôi theo, trôi theo cơm áo
Cười đùa đàn địch xôn xao
Nhưng không quên câu hoa héo

A à ! Lan Huệ sầu ai Lan Huệ héo
Lan Huệ sầu đời trong héo ngoài tươi.

Đời sống trôi hoài không nghỉ ngơi
Đời sống kéo dài cõi trần ai
Con tim, con tim gieo ngàn nơi
Anh yêu, anh yêu cũng nhiều rồi

Lòng vẫn thương người em tuổi thơ
Lòng vẫn nhớ tình duyên ngày xưa
Bao nhiêu, bao nhiêu thiên Trường Ca
Không qua, không qua câu Mẹ hò

Ngày nào Mẹ dạy câu ca
Đôi ta ru nhau trong gió
Ngày rày đọc lại câu thơ
Mưa rơi, mưa rơi trên má

A à ! Tóc mai sợi vắn sợi dài
Lấy nhau chẳng đặng, thương hoài ngàn năm ...


Được sửa bởi thusinhtg ngày Mon Jan 17, 2011 1:40 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
thusinhtg

thusinhtg


Tổng số bài gửi : 2532
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình khúc Phạm Duy ...   Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 EmptySat Jan 15, 2011 4:32 pm



Ca khúc: Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài
Sáng tác: Phạm Duy
Trình bày: Duy Quang - Ái Vân
Thể loại: Trữ Tình
Album: Kỷ Niệm
Về Đầu Trang Go down
thusinhtg

thusinhtg


Tổng số bài gửi : 2532
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình khúc Phạm Duy ...   Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 EmptyMon Jan 17, 2011 2:05 pm



Video clip ca khúc Tóc mây sợi vắn sợi dài qua phần trình bày của đôi song ca Đức Tuấn & Hoài Phương.


Được sửa bởi thusinhtg ngày Mon Jan 17, 2011 2:45 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
thusinhtg

thusinhtg


Tổng số bài gửi : 2532
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình khúc Phạm Duy ...   Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 EmptyMon Jan 17, 2011 2:07 pm

LYRICS

Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Tocmaisoivansoidai
-

Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Huong20xua2018backprevi


Được sửa bởi thusinhtg ngày Mon Jan 17, 2011 2:27 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tình khúc Phạm Duy ...   Tình khúc Phạm Duy ... - Page 4 Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Tình khúc Phạm Duy ...
Về Đầu Trang 
Trang 4 trong tổng số 5 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5  Next
 Similar topics
-
» ĐỂ MAI TÍNH
» Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm
» Thi sĩ Phạm Thiên Thư & Ngày xưa Hoàng thị ...
» TÌNH YÊU PHA LÊ
» Thanh Trúc - Men tình nồng

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
thusinhnguyen :: Tổng hợp :: Văn hóa-
Chuyển đến