thusinhnguyen
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Giải Trí - Thư Giản
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm

Go down 
2 posters
Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4  Next
Tác giảThông điệp
thusinhtg

thusinhtg


Tổng số bài gửi : 2532
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Empty
Bài gửiTiêu đề: Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm   Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm EmptySun Jul 25, 2010 10:33 am

Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Tcs2


Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Tcs3


Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Tcs4


Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Tcs5


Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Tcs6
Về Đầu Trang Go down
thusinhtg

thusinhtg


Tổng số bài gửi : 2532
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Empty
Bài gửiTiêu đề: Vài nét về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn   Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm EmptySun Jul 25, 2010 10:45 am

Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm 001ct
* Trịnh Công Sơn quê làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.
* Ông sinh vào giờ Thìn, ngày 10 tháng Giêng năm Kỷ Mão tức ngày 28 tháng 2 năm 1939, tại Daklak.
* Ông mất vào 12:45 trưa ngày 1 tháng 4 năm 2001, tại Saigon. Ông an nghỉ tại nghĩa trang Gò Dưa chùa Quảng Bình, tỉnh Bình Dương bên cạnh mộ của thân mẫu.
* Năm 1943 từ Daklak ông theo gia đình chuyển về Huế. Ông học trường tiểu học Nam Giao (nay là Trường An), vào trường Pellerin, theo học trường Thiên Hựu (Providence). Ông tốt nghiệp tú tài ban Triết tại Chasseloup Laubat, Sài Gòn. Học trường Sư Phạm Quy Nhơn khoá I (1962-1964). Sau khi tốt nghiệp ông lên dạy học và làm Hiệu trưởng một trường Tiểu học ở Bảo Lộc (Lâm Đồng). Sau 1965, ông bỏ hẳn nghề dạy học, về sống và sáng tác tại Saigon.
* Sau 1975 ông sống ở Huế một thời gian dài và sau đó vào ở hẳn tại Saigon.
* Ngoài Âm nhạc, tác phẩm của ông còn gồm nhiều thể loại thuộc các lãnh vực như: Thơ, Văn và Hội Họa.
* Ông tự học nhạc, bắt đầu sáng tác năm 1958 với tác phẩm đầu tay Ướt Mi (Nhà Xuất Bản An Phú in năm 1959). Cho đến nay nhạc sĩ đã sáng tác hơn 600 tác phẩm, có thể được phân loại dưới 3 đề mục lớn: Tình Yêu Quê Hương Thân Phận.
* Năm 1972, ông đoạt giải thưởng Đĩa Vàng ở Nhật Bản với bài "Ngủ Đi Con" (trong Ca Khúc Da Vàng) qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly phát hành trên 2 triệu bản.
* Giải thưởng cho Bài hát hay nhất trong phim "Tội Lỗi Cuối Cùng
* Giải Nhất của cuộc thi "Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh" với bài "Em Ở Nông Trường, Em Ra Biên Giới"
* Giải Nhất cuộc thi "Hai mươi năm sau" với bài "Hai Mươi Mùa Nắng Lạ"
* Năm 1997 ông đoạt giải thưởng lớn của Hội Nhạc Sĩ cho một chuỗi bài hát: "Xin Trả Nợ Người", "Sóng Về Đâu", "Em Đi Bỏ Lại Con Đường"
* Trịnh Công Sơn có tên trong tự điển Bách Khoa Pháp "Encyclopédie de tous les pays du monde" (Coll. Les Millions)...
* Quan niệm sáng tác: "Tôi chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo..."
* Quan niệm sống: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, dù không để làm gì cả, dù chỉ để gió cuốn đi!
* Các tuyển tập ca khúc nổi tiếng: Ca Khúc Trịnh Công Sơn,Tình Khúc Trịnh Công Sơn, Tuổi Đá Buồn, Khói Trời Mênh Mông, Ca Khúc Da Vàng, Kinh Việt Nam, Ta Phải Thấy Mặt Trời, Phụ Khúc Da Vàng, Như Cánh Vạc Bay, Tự Tình Khúc, Lời Đất Đá Cũ,Thần Thoại Quê Hương Tình Yêu và Thân Phận, Một Cõi Đi Về, Huyền Thoại Mẹ, Cỏ Xót Xa Đưa, Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên, Những Bài Ca Không Năm Tháng.
* Khi nghe tin ông mất ca sĩ Khánh Ly đã phát biểu: "Ông Trịnh Công Sơn không của riêng ai. Ông là của tất cả mọi người. Ông yêu dân tộc và quê hương. Việc ông ở lại và nằm xuống trên quê hương là điều đúng. Từ ông, tôi đã thành danh, và quan trọng hơn là thành nhân. Sống cùng với tên tuổi của ông gần 40 năm với những lời ông dặn bảo phải sống giữa đời với một tấm lòng, và sống với người bằng sự tử tế. Ông là một nửa đời sống của tôi."


Được sửa bởi thusinhtg ngày Sun Jul 25, 2010 11:36 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
thusinhtg

thusinhtg


Tổng số bài gửi : 2532
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Empty
Bài gửiTiêu đề: Chân dung Trịnh Công Sơn ...   Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm EmptySun Jul 25, 2010 9:22 pm

1.
Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm 003th
2.
Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm 002lb
3.
Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm 004wiw
Về Đầu Trang Go down
thusinhtg

thusinhtg


Tổng số bài gửi : 2532
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Empty
Bài gửiTiêu đề: Chân dung (Tiếp)   Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm EmptySun Jul 25, 2010 9:26 pm

4.
Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm 274741tcs5
5.
Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Images494453trinhcongso
6.
Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Images1274856trinhcongs
Về Đầu Trang Go down
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 327
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Empty
Bài gửiTiêu đề: Bạn có thích nhạc Trịnh không?   Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm EmptyMon Jul 26, 2010 7:40 am

Đã có điều gì không thật suốt hai mươi năm nay. Một lầm lỡ đã lên đường và phải đi cho trót con đường máu xương. Như một mũi tên vô tri bỗng lỗi thời trong một nhiệm kỳ vô định...," những dòng chữ ấy trích trong lời tựa của tuyển tập nhạc "Kinh Việt Nam", ấn hành năm 1968, viết bằng thủ bút của chính tác giả TCS.
*
Bạn có thích nhạc TRỊNH CÔNG SƠN không?
Chà, nếu mà nói tuổi như tôi mà nghe nhạc Trịnh chắc hẳn là lạ. Hì, không tự nhận mình là người sành nhạc Trinh vì tôi còn quá trẻ để có đủ kinh nghiệm sống, có đủ " năng lực hành vi " để thấu cho hết cái hay, cái đẹp của nhạc Trịnh Công Sơn. Tôi chỉ viết ra đây những gì tôi cảm thấy mỗi khi ru mình trong âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong những ca từ, nhiều khi không biết gọi là gì hơn, là mĩ miều và quá đẹp của ông.
Tôi nói là hình như, bởi nhiều khi nghe lại những tác phẩm của Trịnh Công Sơn, thấy một cái gì đó rất gần, rất thân quen..
Mỗi khi rảnh rang, tôi lại nghe nhạc Trịnh, tất nhiên khi đang vui niềm vui tuổi trẻ, chẳng mấy khi nhạc Trịnh là lựa chọn tuyệt vời. Thế hệ đi trước thích nghe Khánh Ly hát nhạc Trịnh. Nhưng giọng Khánh Ly da diết quá, buồn quá. Chất giọng mộc kết hợp với tiếng đàn ghi ta bao giờ cũng buồn. Nhưng tôi cảm thấy khi nghe nhạc Trịnh bằng chất giọng của Khánh Ly, cảm giác giống như một người viên mãn nghe nhạc buồn đẻ chiêm nghiệm lại cuộc đời mình, những cuộc tình đã qua... Nhưng giống như các bạn, tôi còn trẻ quá, để thấu được cảm giác đó, biết đâu khi 30, 40 tôi sẽ nghĩ khác? Tôi thích nghe Quang Dũng, vì nhiều khi cảm giác nghe QD giống tâm trạng một người trẻ hơn? Nhìn về tương lai nhiều hơn về quá khứ?
Ai đã từng nghe đĩa nhạc "Du mục" của TCS? Cảm giác khi lần đầu tiên tôi nghe là cảm giác sởn gai ốc, thấy như một cái gì rất thật rất thẳng, khi nhắc đến, khi diễn tả cuộc sống rất chân thực của những người dân bình thường trong chiến tranh ( những bài hát trong đĩa nhạc này do TCS thể hiện và được thu trước năm 75 ): "...một người già trong công viên, một người điên trong thành phố...", "...khi đát nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm, tôi sẽ đi thăm những nghĩa địa buồn, đi xem mộ bia đều như nấm...mẹ già lên núi tìm xương con mình...". Tôi đã cảm được thực sự vai trò của âm nhạc, TCS đã dùng âm nhạc của mình để phản ánh cuộc sống, lên án chiến tranh, miêu tả khát khao tự do tìm lại khát vọng mang tên ĐẤT NƯỚC.
Khi nào đời người còn miên man những nỗi buồn và bất ngờ vì những niềm vui nho nhỏ, thì khi ấy người ta còn nghe nhạc Trịnh. Tôi được nghe nhạc Trịnh từ nhỏ và phải nói rằng nó đã góp một phần vào việc hình thành những quan niệm sống của tôi, cho tôi biết trân trọng từng giây phút cuộc đời và mở lòng mình với những nỗi đau của người khác. Mỗi lúc buồn muốn được thanh thản, tôi lại bật đĩa lên, ngồi nghe những giai điệu Đoá hoa vô thường , Vết lăn trầm, Đêm thấy ta là thác đổ, Cho đời chút ơn, Ru tình, Tôi ru em ngủ, Rừng xưa đã khép... thấy lòng tự nhiên nhẹ nhàng trong trẻo. Biết bao nhiêu câu hát không thể nào quên: "Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ","Đời đã quen với những kiếp xa nhau"..."Buồn ơi hoen ướt mi ai rồi", "Tôi ru em ngủ, hạ cũng vừa sang, em ra ngoài ruộng đồng hỏi thăm cành lúa mới..." Nghe sao mà trong trẻo thế, buồn nhưng vẫn trong sáng, thật kì lạ!
Chẳng cần kể ra đây những bản tình ca của TCS, những hình ảnh quá đẹp ông đã vẽ nên bằng âm nhạc của mình, "...nhũng cuộc tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ...". Nhưng tôi còn quá trẻ, tôi chưa thể nói và cảm nhận về tình yêu của mình, giống như TCS đã từng nói: Khi bạn hát lên một bài tình ca, có nghĩa là bạn đang hát về cuộc tình của chính mình.
Có người đã nói với tôi rằng, để nghe và hiểu nhạc Trịnh, người ta phải dành hết cuộc đời mình. Tôi sẽ nghe và chiêm nghiệm nhạc Trịnh bằng cả cuộc đời tôi...


Được sửa bởi Admin ngày Mon Jul 26, 2010 7:57 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://thusinhnguyen.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 327
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Empty
Bài gửiTiêu đề: Hình ảnh   Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm EmptyMon Jul 26, 2010 7:40 am

Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm 4bb46a10
*
Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm 6_trin10
*
Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm 710


Được sửa bởi Admin ngày Mon Jul 26, 2010 9:20 am; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
https://thusinhnguyen.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 327
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Empty
Bài gửiTiêu đề: Vài cảm nhận về nhạc Trịnh ...   Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm EmptyMon Jul 26, 2010 7:41 am

Mình là một người cực kì thích nhạc Trịnh!!! Nhạc của ông quá hay!!! Cho đến bây giờ người ta vẫn hát đi hát lại những bìa hát từ thủa âm nhạc của ông còn sơ khai. Từ Ướt Mi, Dã Tràng Ca, Huế-Sài Gòn-Hà Nội ...với Khánh Ly khắc khoải cho tới Đóa Hoa Vô Thường, Thủa BỐng Là Người, Nhớ Mùa Thu Hà Nội với Hồng Nhung , trẻ trung và mới mẻ... cho đến một chút Cẩm Vân với Sóng Về Đâu, một chút Mỹ Linh với Ru Đời Đi Nhé, Ru Ta Ngậm Ngùi, Em Hãy Ngủ Đi, Đêm Thấy Ra Là Thác Đổ...Và bây giờ là Quang Dũng cũng hát nhạc Trịnh. Thanh Lam và Đàm Vĩnh Hưng làm mới nhạc Trịnh....Dường như sau khi Trịnh mất, nhạc của ông lại càng nổi tiếng hơn cả lúc ông sinh thời. Nhạc của Trịnh hay, tâm hồn Trịnh mộc mạc. Có lẽ vì thế mà nhắc đến đến nhạc của Trịnh công Sơn, người ta không nhắc tên của ông như các nhạc sĩ khác mà chỉ đơn giản - Nhạc Trịnh. Mỗi người đều yêu thích một bài hát của Trịnh, riêng mình, bài nào cũng thích. Mỗi bài đều hợp với một tâm trạng nào đó. Thật khó để quyết định bài nào hay hơn. Và có một điều, nói ra có vẻ thiên vị vì mình thích Mỹ Linh, nhưng nếu các bạn nghe Mỹ Linh hát những bài hát của Trịnh như mình kể ở trên thì thấy Mỹ Linh vẫn là người hát Trịnh hay. Bằng chứng là trong các chương trình tưởng nhớ Trinh, người ta luôn mời Mỹ Linh tham gia. Mình cũng có album đầu tay của Mỹ Linh,


Mình cũng rất mê nhạc Trịnh nhưng mình lại chỉ thích nghe nhạc Trịnh do Khánh Ly hoặc chính ông hát.Ngoài ra các ca sĩ bây giờ mình thấy thích Trịnh Vĩnh Trinh em nhạc sĩ , còn riêng bài đóa hoa vô thường mình thấy Hồng Nhung hát rất hay.


Chào zckl , mình cũng thích nhạc Trịnh được trình bày bởi ông hay Khánh Ly như bạn ,từ sâu trong lòng mình mong sao sau này sẽ có một ca sĩ nào đó tiếp nối được giọng ca của Khánh Ly để dòng nhạc của ông được âm vang mãi mãi trong lòng mọi người , Quang Dũng trình bày nhạc Trịnh cũng rất thành công ....nhưng vẫn còn một chút nào đó không gột tả được cái hồn của nhạc ...Cũng có thể như Khánh Ly đã nói : " ...Và vì tôi được gần ông Trịnh Công Sơn nhiều và tôi được ông cắt nghĩa rõ ràng những tác phẩm, nhạc phẩm của ông. Tôi thấy rõ, hiểu rõ được con người của ông cũng như tác phẩm của ông ..." nên trình bày thành công hơn những ca sĩ khác cũng là đúng thôi ,từng bài nhạc Trịnh Công Sơn sáng tác Khánh Ly điều phải luyện tập bởi chính sự hướng dẫn của chính ông ,cũng chính là người đã chịu hát nhạc của ông mà không cần bất cứ khoảng thù lao nào ngay từ những bài đầu tiên mới ra đời ....vì ông không có tiền để trả .....liệu bây giờ có ca sĩ nào như vậy không ???


Đây cũng là niềm mong mỏi của riêng ZCKL và của rất nhiều người yêu nhạc Trịnh, mình biết thời gian không chờ đợi ai bao giờ, và thú thực là mình sợ mình rất sợ đến khi đó - đến khi sẽ không còn được nghe giọng ca tuyệt vời hát nhạc Trịnh hay nhất nữa. Không biết đến lúc đó mình sẽ thế nào? Chắc chắc sẽ rất buồn. Mình biết thế hệ bây giờ còn rất nhiều người yêu nhạc Trịnh và cũng muốn hát nhạc Trịnh bằng một lòng say mê nhưng đối với mình thì chắc sẽ khó có một Khánh Ly thứ 2 để hát được nhạc Trịnh hay như thế vì cô là người lao động không mệt mỏi và chuyên nghiệp trong lĩnh vực âm nhạc như nhạc sĩ đã nói hơn nữa cô được gần ông nhiều và cắt nghĩa được, hiểu được điều mà những ca khúc của ông muốn gửi đến người nghe.


Bạn ở SG ah, nếu bạn có dịp ra HN bạn có thể đến quán Cafe Cuối Ngõ hay còn gọi là Nhạc Tranh quán để nghe nhạc Trịnh, ở đó họ toàn mở những tape nhạc do chính ông trình bày và có rất nhiều tài liệu viết về ông.


Nghe bạn nói mà thấy thích quá ,ước gì mình được ra đó để thưởng thức nơi bạn giới thiệu ,mình chưa biết gì về Hà Nội chỉ biết qua lời kể của bạn bè và đọc báo ... bởi vậy mình mới có mặt ở diễn đàn này , Sài Gòn cũng có những đêm nhạc Trịnh bạn ạ nhưng mình chưa đi tới những nơi đó mà phần nhiều nghe ở nhà , thật khuya ...thật yên tỉnh ... mọi người đã ngủ yên ....nghe Khánh Ly với giọng da diết , nghe saxophone Trần Mạnh Tuấn thổi bài Hạ trắng thì tuyệt lắm bạn ạ


Thực sự nhạc Trịnh qua tiếng hát của Khánh Ly sẽ càng hay hơn khi được nghe trong đêm khuya yên tĩnh, nhẹ nhàng và sâu lắng. Nhà mình cũng có một đĩa CD Trần Mạnh Tuấn, mình đã có nghe một đôi lần khi anh mình mở, cũng thấy hay nhưng thực sự không chú ý lắm vì anh mình ít mở và đã lâu rồi không mang ra mài dũa lại. Vậy hôm nào về mình sẽ nghe lại bài Hạ Trắng đó.


Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì...em biết không???....chi để gió cuốn đi.


Lâu rồi hôm nay tôi mới lại lôi cái topic này ra. Tôi mới có mấy bài nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua tiếng hát của Lan Ngọc. Mời bạn Nhanbac và các bạn yêu nhạc Trịnh và tiếng hát của Lan Ngọc qua topic Nhạc Trịnh với tiếng hát của ca sĩ Lan Ngọc để cùng thưởng thức nhé.
http://diendan.nguoihanoi.net/viewtopic.php?p=34653#34653


Mình thích nhạc Trịnh lắm, mỗi khi tâm trạng mình cần đựoc điềm lại, mình nghe nhạc Trịnh. Mình thích Diễm xưa, chiều một mình qua phố. Cứ ở nhà vừa rửa bát hay làm gì đó, mình hay hát váng lên, bị bọn bạn cười hoài vì giọng vịt của mình. Nhưng mình thích.


Cuối cùng thử nhịp trái tim
Người dưng muôn kiếp đi tìm người dưng



Lạ thật nhạc Trịnh có gì mà cuốn hút người nghe đến vậy nhỉ?
uh lạ thật t nghe nhiều nhưng hiểu cũng chẳng được bao nhiêu cả. có người nói "ai cũng có thể tìm thấy hình bóng của mình trong những bài hát của ông." có lẽ cũng 1 phần nào đó đúng.chỉ với 2 bài hát viết về HN thôi "đoản khúc thu Hà Nội" "nhớ mùa thu Hà Nội" và mặc dù HN không phải là nơi ông sinh ra và lớn lên nhưng cũng đã làm người HN tự hào lắm lắm rồi


Khi ta sinh ra, mọi người cười còn ta thì khóc.
Hãy sống sao cho khi ta chết đi rồi, mọi người khóc còn ta thì cười



Khi sống đã không vui
thì chết có gì buồn ...



Được sửa bởi Admin ngày Mon Jul 26, 2010 8:19 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://thusinhnguyen.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 327
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn   Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm EmptyMon Jul 26, 2010 7:41 am

Ngày 01/04/2009 là 8 năm ngày nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đi về nơi chín suối, nhưng những kỷ niệm của ông với trần gian không bao giờ phai mờ bởi những dấu ấn để lại trong hơn 600 bài hát của ông.
Không biết các bạn thế nào, nhưng tôi yêu cách tư duy, âm nhạc, ca từ và giọng hát của Trịnh. Tôi thấy Trịnh hát hay hơn bất kể một ca sỹ nào hát nhạc của ông, với một không gian yên tĩnh mà được một mình thưởng thức Trịnh hát thì tuyệt. Tôi cảm nhận được các bài hát của Trịnh theo cách riêng của tôi, mỗi khi nghe hoặc hát những bài hát của Trịnh tôi thấy lòng mình nhẹ nhàng rất nhiều, tâm hồn dâng lên sự sẻ chia, sự đồng cảm, sự tha thứ..., cứ để tâm hồn trôi theo nhạc Trinh sẽ thấy như là lúc sinh thời ông không bao giờ ghét bỏ ai, cuộc sống chỉ là yêu, yêu và yêu.
Tiếc rằng nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã trở về với cát bụi, không còn để tiếp tục cho ta thêm những bài hát tuyệt vời nữa, nhưng cũng xin cảm ơn cuộc sống đã tạo ra ông, để ông đã cho ta những bài hát chân tình ấm áp.
Ngàn mây xám chiều nay về đây treo lững lờ
Và tiếng hát về ru mình trong giấc ngủ vừa
Rồi từ đó loài sâu nửa đêm quên đi ưu phiền
Để người về hát đêm hồng
Địa đàng còn in dấu chân bước quên.


Được sửa bởi Admin ngày Mon Jul 26, 2010 8:24 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://thusinhnguyen.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 327
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Empty
Bài gửiTiêu đề: Những người tình của Trịnh Công Sơn   Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm EmptyMon Jul 26, 2010 7:42 am

Ngoài nàng Diễm đã được nhiều người biết tới, vẫn còn rất nhiều mỹ nữ khác chưa được nêu tên.
Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Xtrinh10
Nàng Dao A
Nếu như nhân vật Diễm trong Diễm xưa đã từng được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tự bạch: “Thuở ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến trường Đại học Văn khoa ở Huế... Nhà cô ấy ở bên kia sông, mỗi ngày phải băng qua một cây cầu rồi mới gặp hàng long não để đến trường. Từ ban công nhà tôi nhìn xuống, cái bóng dáng ấy đi đi về về mỗi ngày bốn bận... Người con gái đi qua những hàng cây long não bây giờ đã ở một nơi xa, đã có một đời sống khác. Tất cả chỉ còn là kỷ niệm. Kỷ niệm nào cũng đáng nhớ nhưng cứ phải quên. Người con gái ấy là "Diễm của những ngày xưa".
Khác với cách nói mơ hồ của Trịnh Công Sơn, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, cho rằng: “Diễm xưa của Trịnh Công Sơn chính là cô Bích Diễm, con gái thầy Kh. - người Hà Nội, dạy Pháp văn tại trường Đồng Khánh và trường Quốc Học Huế. Bích Diễm giống bố, người dong dỏng cao, nét mặt thanh tú, bước đi thong thả nhẹ nhàng... Trịnh Công Sơn trút hết nỗi lòng yêu Diễm vào bài Diễm xưa như sau này Sơn đã kể lại nhiều lần”.
Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm 24849d10
Người đẹp Lưu Thị Kim Đính thời xuân xanh, một trong những nhan sắc Huế được Trịnh Công Sơn chú ý
Nhưng theo Nguyễn Đắc Xuân, bên cạnh nhan sắc Diễm xưa còn có một thiếu nữ khác gắn bó với nhạc Trịnh mà ít ai biết, đó là nàng Dao A. “Những lúc Trịnh Công Sơn đến nhà Diễm, thì Dao A. - em gái của Diễm còn là một cô bé, nhỏ hơn Diễm đến bốn năm tuổi, chạy loăng quăng theo chị. Không ngờ chỉ mấy năm sau Dao A. trở thành một thiếu nữ xinh đẹp với khuôn mặt bầu bĩnh, dễ thương khác thường. Với cái cầu đã bắc từ hồi yêu Bích Diễm, nói như Đinh Cường “Sơn lại da diết với cái dáng vẻ khoan thai, áo lụa vàng của Dao A. để rồi thất vọng, để rồi...”.
Khác với những lần yêu trước, thất vọng về Dao A., Trịnh Công Sơn không bắt nhạc của anh phải mang cái gánh thất tình của anh. Không ngờ hai mươi năm sau, trải qua bao nhiêu dâu bể, từ bên Mỹ, Dao A. trở về VN tìm Trịnh Công Sơn. Không rõ Dao A. nói gì với Sơn, và còn gì nữa không, mà anh đã rất hài lòng với thực tại. Chính Dao A. là cảm hứng cho Trịnh Công Sơn viết: “Hai mươi năm xin trả nợ dài/Trả nợ một đời em đã phụ tôi” (Xin trả nợ người). Trong hai mươi năm ấy, Dao A. đã có gia đình, đã hiểu rõ cuộc đời, nên “hết phụ” tình Trịnh Công Sơn. Như Đinh Cường đã viết: “Tháng cuối cùng trước khi Sơn mất, Dao A. về thăm, suốt tuần sáng nào A. cũng đến ngồi trên chiếc xe lăn của Sơn, chỉ còn biết nhìn Sơn, cho đến chiều tối mới về nhà.”
Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Ngami10
Nga Mi - người đẹp trong gia đình bốn chị em tên Mi, cũng từng “gắn bó” với Trịnh Công Sơn (Ảnh do nhà văn Bửu Ý cung cấp)
Nguyệt trong Nguyệt ca
Những năm tháng ở Huế, ngoài Bích Diễm, Dao A., Nga Mi như đã nói, Trịnh Công Sơn còn “gắn bó” với một nữ sinh Đồng Khánh đẹp thâm nghiêm, quý phái của nét gia phong nơi phủ đệ ngày trước. Cô gái con nhà khuê các tên Minh Nguyệt ở bên kia thôn Vỹ. Lật cuốn album cũ, nhà văn Bửu Ý đã chỉ cho tôi tấm hình đen trắng của người đẹp quý phái này. Tấm hình được lưu giữ cẩn thận hơn ba chục năm qua nhưng vẫn còn giữ được một nét đẹp Huế nền nã. Người nữ sinh Đồng Khánh trong khuôn hình chụp bán thân với vành nón lá rộng. Nét mắt tròn đầy một nét đẹp thanh tú. Bửu Ý kể, trong số những người đã từng “phải lòng” Trịnh Công Sơn, nàng là người mà Sơn yêu sâu sắc nhất. Đó là một tình yêu kín đáo, không mang bóng dáng của nỗi khát khao chiếm đoạt. Chính người con gái này mà Trịnh Công Sơn đã có những ca khúc yêu đương rạo rực:
“Từ khi trăng là nguyệt đèn thắp sáng trong tôi
Từ khi trăng là nguyệt em mang tim bối rối
Từ khi trăng là nguyệt tôi như từng cánh diều vui
Từ khi em là nguyệt trong tôi có những mặt trời
.....
Từ trăng thôi là nguyệt tôi như đường phố nhiều tên
Từ em thôi là nguyệt tôi xin đứng đó một mình”
(Nguyệt ca)
Nhà văn Bửu Ý cho biết, ngoài những người đẹp để lại dấu ấn trong đời và nhạc Trịnh Công Sơn như trên còn có những người đẹp thoáng qua như Cao Thị Phố Châu, Lưu Thị Kim Đính, Hà Thị Như Nguyện... Những người đẹp này không chỉ được Trịnh Công Sơn chú ý mà hầu như thanh niên trí thức cả thành phố Huế hồi đó cũng đều để lòng theo đuổi.


Được sửa bởi Admin ngày Mon Jul 26, 2010 8:56 am; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
https://thusinhnguyen.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 327
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Empty
Bài gửiTiêu đề: Danh sách những ca khúc do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác   Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm EmptyMon Jul 26, 2010 7:43 am

Xếp theo mới đến cũ
1 Thanh Quan Ca
2 Ông Tiên vui
3 Gọi Đời Lên Mau
4 Ước Mơ Về Dòng Điện
5 Về giữa Trị An
6 Ngọn lửa vĩnh cửu ở Matxcơva
7 Mênh mông Đồng Tháp
8 Đêm Hồng
9 Biển sáng (thơ Trịnh Công Sơn/ nhạc Phạm Trọng Cầu)
10 Đốm Lửa Hồng (Thơ Trịnh Công Sơn/ nhạc Trương Thìn)
11 Trả Lại Em (Trịnh Công Sơn/ Phạm Trọng Cầu/ Trương Thìn)
12 Hạt Điều Khăn Điều (Thơ Trịnh Công Sơn/ nhạc Trương Thìn)
13 Ai Ngoài Cánh Cửa
14 Vì Bé Ngoan
15 Người Hát Bài Quê Hương
16 Chúc Mừng Sinh Nhật
17 Đời sống không già vì có chúng em
18 Khăn Quàng Thắp Sáng Bình Minh
19 Mùa hè đến
20 Trong mỗi đời riêng
21 Tiếng Ve Gọi Hè
22 Ca khúc da vàng
23 Những bài ca không năm tháng
24 Những bài ca không năm tháng
25 Thuở ấy mưa hồng
26 Trong nỗi dau tình cờ
27 Bên đời hiu quạnh
28 Khói trời mênh mông 2
29 Lời của dòng sông
30 Cho con
31 Em còn nhớ hay em đã quên
32 Một cõi đi về
33 Nhên danh Việt Nam
34 Lời đất đá cũ
35 Phụ khúc da vàng
36 Tự tình khúc
37 Khói trời mênh mông
38 Cỏ xót xa đưa
39 Như cánh vạc bay
40 Ta phải thất mặt trời
41 Ca khúc da vàng
42 Kinh Việt Nam
43 Ca khúc da vàng
44 Tuổi Trẻ Việt Nam
45 Tôi Sẽ Nhớ
46 Xác Ta Xác Thù
47 Ngày Mai Đây Bình Yên
48 Đường Xa Vạn Dặm
49 Đi Tìm Quê Hương
50 Còn Ai Với Ai
51 Chính Chúng Ta Phải Nói
52 Bài Ca Dành Cho Những Xác Người
53 Dã Tràng Ca
54 Lời Ở Phố Về
55 Em Ở Nông Trường Em Ra Biên Giới
56 Có Duyên Không Nợ
57 Thư Mục Những Tập Nhạc Của Trịnh Công Sơn (Phạm Văn Đỉnh biên soạn)
58 Như Hòn Bi Xanh
59 Những Giọt Mưa Khuya
60 Giọt Nước Cành Sen (nhạc Trịnh Công Sơn/ thơ Thân Thị Ngọc Quế)
61 Xin Mặt Trời Ngủ Yên
62 Xin Cho Tôi
63 Xanh Lòng Phai Tàn
64 Việt Nam Ơi Hãy Vùng Lên
65 Vết Lăn Trầm
66 Yêu Dấu Tan Theo
67 Xin Trả Nợ Người
68 Xa dấu mặt trời
69 Vườn Xưa
70 Vì Tôi Cần Thấy Em Yêu Đời
71 Vàng Phai Trước Ngõ
72 Vẫn Nhớ Cuộc Đời
73 Vẫn Có Em Bên Đời
74 Ướt Mi
75 Tưởng Rằng Đã Quên
76 Tuổi Đời Mênh Mông
77 Về Trong Suối Nguồn
78 Về Thăm Mái Trường Xưa
79 Tôi Tìm Tôi
80 Tôi Biết Tôi Yêu
81 Tự Tình Khúc
82 Thiên Sứ Bâng Khuâng (nhạc Trịnh Công Sơn / lời Trịnh Cung)
83 Trong Nỗi Đau Tình Cờ
84 Tôi Sẽ Đi Thăm
85 Tôi Ru Em Ngủ
86 Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng
87 Tôi Đang Lắng Nghe
88 Tôi Đã Mất
89 Tình Yêu Tìm Thấy
90 Tuổi Đá Buồn
91 Tình Xót Xa Vừa
92 Tình Xa
93 Tình Sầu
94 Từng Ngày Qua
95 Tình Khúc Ơ-Bai
96 Tình Ca Của Người Mất Trí
97 Tiến Thoái Lưỡng Nan
98 Thương Một Người
99 Thuở Bống Là Người
100 Thí dụ (Rơi lệ ru người)
101 Thành Phố Mùa Xuân
102 Ta Thấy Gì Đêm Nay
103 Ta Quyết Phải Sống
104 Sẽ Còn Ai?
105 Sao Mắt Mẹ Chưa Vui
106 Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng
107 Nhưng Hôm Nay .....
108 Những Giọt Máu Trổ Bông
109 Ta Phải Thấy Mặt Trời
110 Tạ Ơn
111 Ta Đi Dựng Cờ
112 Sóng Về Đâu
113 Rừng Xưa Đã Khép
114 Rừng Xanh Xanh Mãi
115 Những tình khúc TRỊNH CÔNG SƠN
116 Ru Tình
117 Ru Ta Ngậm Ngùi
118 Ru Em
119 Ru Đời Đi Nhé
120 Ru Đời Đã Mất
121 Rồi Như Đá Ngây Ngô
122 Rơi Lệ Ru Người
123 Ra Đồng Giữa Ngọ
124 Quỳnh Hương
125 Quê Hương Đau Nặng
126 Phúc Âm Buồn
127 Những Ai Còn Là Việt Nam
128 Nhân Danh Việt Nam
129 Nguyệt Ca
130 Em Đến Cùng Mùa Xuân
131 Hành Hương Trên Đồi Cao
132 Ngày Dài Trên Quê Hương
133 Muôn Trùng Biển Ơi
134 Mùa Áo Quan
135 Một Ngày Vinh Quang
136 Ở Trọ
137 Nước Mắt Cho Quê Hương
138 Nối Vòng Tay Lớn
139 Níu Tay Nghìn Trùng
140 Những Con Mắt Trần Gian
141 Như Tiếng Thở Dài
142 Như Một Vết Thương
143 Như Một Lời Chia Tay
144 Như Chim Ưu Phiền
145 Như Cánh Vạc Bay
146 Nhớ Mùa Thu Hà Nội
147 Nhìn Những Mùa Thu Đi
148 Người Về Bỗng Nhớ
149 Người Già Em Bé
150 Nguời Con Gái Việt Nam
151 Ngụ Ngôn Của Mùa Đông
152 Ngủ đi con
153 Nghe Tiếng Muôn Trùng
154 Mẹ Đi Vắng
155 Ngày Về
156 Ngày Nay Không Còn Bé
157 Ngẫu nhiên
158 Này Em Có Nhớ
159 Nắng Thủy Tinh
160 Mùa Phục Hồi (Xuân Nguyện)
161 Mưa Mùa Hạ
162 Mưa hồng
163 Một ngày như mọi ngày
164 Một Lần Thoáng Có
165 Một cõi đi về
166 Một Buổi Sáng Mùa Xuân
167 Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
168 Môi Hồng Đào
169 Lời Thiên Thu Gọi
170 Lời Ru Đêm
171 Lời Mẹ Ru
172 Lời Của Dòng Sông
173 Lời Buồn Thánh
174 Lặng Lẽ Nơi Này
175 Hòa Bình Là Cơm Áo
176 Lại Gần Với Nhau
177 Khói Trời Mênh Mông
178 Ca khúc TRỊNH CÔNG SƠN
179 Huyền Thoại Mẹ
180 Huế Sài Gòn Hà Nội
181 Hôm Nay Tôi Nghe
182 Hoa xuân ca
183 Hoa vàng mấy độ
184 Hãy Yêu Nhau Đi
185 Hãy Nói Dùm Tôi
186 Hãy Nhìn Lại
187 Hãy Khóc Đi Em
188 Hãy Đi Cùng Nhau
189 Hãy Cứ Vui Như Mọi Ngày
190 Hãy Cố Chờ
191 Hát Trên Những Xác Người
193 Hai Mươi Mùa Nắng Lạ
194 Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên
195 Du Mục
196 Gọi Tên Bốn Mùa
197 Giọt Lệ Thiên Thu
198 Gia tài của Mẹ
199 Gần Như Niềm Tuyệt Vọng
200 Em Là Hoa Hồng Nhỏ
201 Em Hãy Ngủ Đi
202 Em Đi Trong Chiều
203 Em Đi Bỏ Lại Con Đường
204 Em đến từ nghìn xưa
205 Em đã cho tôi bầu trời
206 Tết Suối Hồng
207 Đừng Mong Ai Đừng Nghi Ngại
208 Dựng Lại Người Dựng Lại Nhà
209 Đồng Dao Hòa Bình
210 Đồng dao 2000
211 Đôi Mắt Nào Mở Ra
212 Hạ Trắng
213 Góp Lá Mùa Xuân
214 Đêm Bây Giờ Đêm Mai
215 Dấu Chân Địa Đàng
216 Đời Cho Ta Thế
217 Đoản Khúc Thu Hà Nội
218 Đóa Hoa Vô Thường
219 Diễm xưa
220 Đi Mãi Trên Đường
221 Đêm thấy ta là thác đổ
222 Để gió cuốn đi
223 Dân Ta Vẫn Sống
224 Đại Bác Ru Đêm
225 Cuối cùng cho một tình yêu (nhạc Trịnh Công Sơn/ lời Trịnh Cung)
226 Đời Gọi Em Biết Bao Lần
227 Đợi Có Một Ngày
228 Cho Quê Hương Mỉm Cười
229 Chờ Nhìn Quê Hương Sáng Chói
230 Cúi Xuống Thật Gần
231 Còn tuổi nào cho em
232 Còn Thấy Mặt Người
233 Con Mắt Còn Lại
234 Còn Mãi Tìm Nhau
235 Còn có bao ngày
236 Cỏ xót xa đưa
237 Có những con đường
238 Có Nghe Đời Nghiêng
239 Có Một Ngày Như Thế
240 Có Một Dòng Sông Đã Qua Đời
241 Chuyện đóa quỳnh hương
242 Chưa Mòn Giấc Mơ
243 Chưa Mất Niềm Tin
244 Cho Một Người Nằm Xuống
245 Cho Đời Chút Ơn
246 Chìm Dưới Cơn Mưa
247 Chỉ Có Ta Trong Một Đời
248 Cánh Chim Cô Đơn
249 Buồn Từng Phút Giây
250 Bống Không Là Bống
251 Bống Bồng Ơi
252 Biển Nhớ
253 Chiều Trên Quê Hương Tôi
254 Chiều Một Mình Qua Phố
255 Chiếc Lá Thu Phai
256 Cát Bụi
257 Cánh Đồng Hoà Bình
258 Ca Dao Mẹ
259 Cũng Sẽ Chìm Trôi
260 Biết Đâu Nguồn Cội
261 Biển Nghìn Thu Ở Lại
262 Bến Sông
263 Người Mẹ Ô Lý
264 Phôi pha
265 Tình Nhớ
266 Nghe Những Tàn Phai
267 Bay Đi Thầm Lặng
268 Bốn Mùa Thay Lá
269 Bên Đời Hiu Quạnh

Về Đầu Trang Go down
https://thusinhnguyen.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 327
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài viết Trịnh Công Sơn   Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm EmptyMon Jul 26, 2010 9:01 am

Về một thành phố tôi đã xa

Gần ba mươi năm tôi chưa trở lại với Quy Nhơn. Cái ý niệm về thời gian bao giờ cũng gây cho tôi một nỗi buồn. Dạo ở đó tôi còn trẻ và tôi yêu biển vô cùng. Biển nhớ là bài hát tôi viết cho những đường phố Quy Nhơn. Những đường phố và biển và một người bạn gái hằng đêm cùng tôi ngồi nhìn biển. Điều ấy bây giờ đã trở thành quá khứ nhưng trong tôi Quy Nhơn vẫn còn rõ như một tấm gương. Một tấm gương mà tôi có thể nhìn thấy tôi trong ấy.
Tôi soi vào quá khứ và tôi nhìn thấy tôi ở biển trong những ngày biển động và biển lặng. Tôi nhìn thấy tôi lang thang trên đường phố Quy Nhơn một mình. Một mình đánh billard ở đường Võ Tánh. Một mình nằm ngủ trong căn nhà trọ vào giờ giấc mà mọi người sum họp vui vầy với nhau.
Dạo ấy còn trẻ mà sao cô đơn quá sức. Thỉnh thoảng người bạn gái đến gọi cửa trong giấc ngủ lưng chừng và bảo tôi đêm nay trăng đẹp quá hãy ra ngoài biển ngồi chơi. Biển Quy Nhơn đẹp nhưng hơi bẩn. Người bạn ấy bây giờ chồng con bề bộn hay nhàn nhã, không hiểu khuôn mặt ấy giờ đây như thế nào. Đừng nhắc lại quá khứ vì mỗi lần nhắc lại thì lòng trống trải buồn thiu.
Có những căn nhà trống gió thổi lùa qua mọi ngõ ngách. Tâm hồn con người cũng có lúc gió lạnh cũng lùa quanh. Đừng nhắc lại dĩ vãng. Nó đẹp nhưng không ích lợi gì cả. Chúng ta sống cho mỗi ngày hôm nay. Hôm nay cũng là quá khứ và chúng ta cố giành giựt với thời gian để biến ngày hôm nay thành một hiện tại vô tận.
Quy Nhơn có những tháp Chàm đứng một mình lặng lẽ nghìn năm “mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ”. Cái giấc mộng dài nó buộc con người không được quên và phải nhớ về những dấu tích đã in thành vết không tàn phai trên tâm hồn mỗi con người. Tôi luôn luôn là người đãng trí. Tôi đã quên nhưng vẫn có kẻ tỉnh táo không bao giờ quên bất cứ một điều gì cứ mãi quanh quẩn cuộc đời tôi để nói khẽ vào tai tôi điều tôi không muốn nhớ nữa.
Quy Nhơn không hiểu còn thơ mộng như thời tôi những năm hai mươi tuổi? Cái tuổi ấy nhìn gì mà chẳng đẹp. Tôi vốn yêu người và yêu thiên nhiên. Có thể rất gần đây tôi sẽ chuẩn bị một chuyến trở về Quy Nhơn để tần ngần ngồi nhìn một bờ biển của những ngày xưa, lúc một hạt cát cũng đủ làm tôi cảm động.
TRỊNH CÔNG SƠN (1988)
Về Đầu Trang Go down
https://thusinhnguyen.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 327
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài viết ...   Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm EmptyMon Jul 26, 2010 9:06 am

Nỗi lòng của tên tuyệt vọng
Trịnh Công Sơn
Thay lời tựa tập nhạc "Tự tình khúc"
Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Trinhc10
Tiếng nói thầm kín của một người nhiều khi suốt cuộc đời không thể nào bày tỏ. Có khi bày tỏ được thì cũng là những tiếng nói dở dang. Có người giấu bặt. Tôi chưa hề quên cái hiệu lệnh muôn đời: "Cái ta đáng ghét". Tuy nhiên trong cuộc sống thường nhật nơi đây, ngoài những ngày hét la to đầy nộ khí, vẫn có những giây phút lui về muốn thở than. Phải chăng thở than cũng là niềm bí ẩn của con người.
Mỗi đời sống ẩn giấu một định mệnh. Có những định mệnh đời đời là cây kiếm sắc. Một đôi lần trong giấc mơ tôi, bừng lên những ánh thép đó. Nhưng tôi biết rõ rằng tôi chỉ là một loài chim nhỏ hót chơi trên đầu những ngọn lau. Không ai muốn mình là kẻ tuyệt vọng. Nhưng tôi tự nguyện làm tên tuyệt vọng. Bởi nhiều khi sớm mai tôi thức dậy không thấy được hoa quả khai sinh trong trái tim người.
Tôi lại biết thêm rằng, dù là người chiến thắng hay chiến bại, suốt cuộc đời cũng không thể vui chơi. Hạnh phúc đã ngủ yên trong những ngăn kéo của quên lãng.
Nơi đây, chúng ta đang sống thêm một thứ định mệnh mới. Định mệnh Việt Nam. Thứ định mệnh đã khép lại những nụ cười. Đã dạy dỗ ta những điều mang trá. Thứ định mệnh đêm rao bán ở công viên, trong những ngõ tối, dưới những khung cửa thấp và chật hẹp.
Nhưng may mắng thay, vẫn còn làm nở ra, đây đó, những đời người đẹp đẽ.
Tôi không bao giờ nhầm lẫn về sự khổ đau và hạnh phúc. Nhưng tôi thường rơi vào cơn hôn mê trước giấc ngủ. Ở biên giới đó tôi hoảng hốt thấy mình lơ lửng giữa sự sống và cái chết. Những giây phút như thế vồ chụp lấy tôi mỗi đêm. Khi quanh tôi, mọi người đã yên ngủ. Và tôi đau đớn nhận ra rằng, có lẽ cuộc đời đã cho ta lắm ngày bất hạnh.
Mỗi ngày sống tới, mỗi ngày tôi thấy đời sống nhỏ nhắn thêm. Ðời sống thật sự không tiềm ẩn điều gì mới lạ. Có lẽ vì thế, vì sự quen mặt mỗi lúc mỗi gần gũi, thắm thiết hơn, nên tôi càng thấy yêu mến cuộc đời. Như đứa con ngoan không tuyệt tình nổi với rẫy sắn nương khoai, nơi có bà mẹ suốt đời mắt không sáng nổi một ngày trẩy hội.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau. Từ buổi con người sống quá rẻ rúng tôi biết rằng vinh quang chỉ là điều dối trá. Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọn g và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa. Tôi không muốn khuyến khích sự khổ hạnh, nhưng mỗi chúng ta hãy thử sống cùng một lúc vừa kẻ chiến thắng vừa kẻ chiến bại. Nỗi vinh nhục đã mang ta ra khỏi đời sống để đưa đến những đấu trường.
Tôi đang bắt đầu những ngày học tập mới. Tôi là đứa bé. Tôi là người bạn. Ðôi khi tôi là người tình. Chúng tôi cùng học vẽ lại chân dung của nhân loạị Vẽ lại con tim khối óc. Trên những trang giấy trắng tinh khôi chúng tôi không bao giờ còn thấy bóng dáng của những đường kiếm mưu đồ, những vết dao khắc nghiệt. Chúng tôi vẽ những đất đai, trên đó đời sống không còn bạo lực.
Như thế, với cuộc đời, tôi đã ôm một nỗi cuồng si bất tận. Mỗi đêm, tôi nhìn trời đất để học về lòng bao dung. Nhìn đường đi của kiến để biết về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông. Suối vẫn trôi đời suối. Ðời người cũng để sống và hãy thả trôi đi những tị hiềm.
Chúng ta đã đấu tranh. Ðang đấu tranh. Và có thể còn đấu tranh lâu dài. Nhưng tranh đấu để giành lại quyền sống, để làm người, chứ không để trở thành anh hùng hay làm người vĩ đại. Cõi nguồn từ khước tước hiệu đó.
Chúng ta đã đấu tranh như một người trẻ tuổi và đã sống mệt mỏi như một kẻ già nua. Tôi đang muốn quên đi những trang triết lý, những luận điệu phỉnh phờ. Ở đó có hai con đường. Một con đường dẫn ta về ca tụng sự vinh quang của đời sống. Con đường còn lại dẫn về sự băng hoại.
Nhân loại, mỗi ngày, đang cố bày biện những tiệm tạp hóa mới. Ðóng thêm nhiều kệ hàng. Người ta bán đủ loại: đói kém, chết chóc, thù hận, nô lệ, vong thân...
Những đấng tối cao, có lẽ đã ngủ quên cùng với chân lý.
Tôi đã mỏi dần với lòng tin. Chỉ còn lại niềm tin sau cùng. Tin vào niềm tuyệt vọng. Có nghĩa là tin vào chính mình. Tin vào cuộc đời vốn không thể khác.
Và như thế, tôi đang yêu thương cuộc đời bằng nỗi lòng của tên tuyệt vọng.

Trịnh Công Sơn (11/1972)
Về Đầu Trang Go down
https://thusinhnguyen.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 327
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Empty
Bài gửiTiêu đề: Hình ảnh   Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm EmptyMon Jul 26, 2010 9:11 am

Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm 499d8510
*
Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm 49a2c910
*
Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm 499d8511
Về Đầu Trang Go down
https://thusinhnguyen.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 327
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Empty
Bài gửiTiêu đề: Published on 20/11/2008   Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm EmptyMon Jul 26, 2010 9:45 am

Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm 00610
Tác giả và Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại TP HCM

(Đúng ra bài này chưa sớm hoàn thành, nhưng theo yêu cầu của" một "bạn đọc tại TP H.C.M yêu cầu tác giả sớm công bố . Chỉ vì một điều rất giản dị là họ rất yêu mến Anh Trịnh Công Sơn và chị Khánh Ly ...)
*HOÀNG HỮU

Chắc không ai phủ nhận rằng trong suốt chặng đường dài của nền tân nhạc Việt Nam, không có mối tình trong âm nhạc nào có sức ám ảnh, lan tỏa và nhiều giai thoại như mối tình Trịnh Công Sơn - Khánh Ly. Một người đã từ bỏ kiếp trọ trần gian để trở về với cát bụi và làm kẻ du ca muôn đời cùng Nhật Nguyệt. Một người bước sang nửa bên kia của "một cõi đi về". Nhưng "Dấu chân địa đàng" của họ vẫn đang dạo bước đâu đây, giữa những yêu thương tuyệt cùng như thuở ban đầu của công chúng yêu nhạc. Hãy nghe lại những lời họ nói về nhau. Để hiểu thêm một phần bí ẩn của "mối tình âm nhạc" tuyệt vời này.
Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Trinhc11

Trịnh Công Sơn:
Một thứ tình yêu không giống những tình yêu khác


Trong lòng Khánh Ly ngày trước có nhiều điều chưa nói được. Không nói được thì đành thôi vậy. Đời sống không đơn giản. Nếu cần một phút nói rất thật thì tôi nói rằng: Khánh Ly và tôi là hai người bạn lãng đãng trong cuộc đời mà rất thương yêu nhau.
Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Khanhl10
Trong nước, chưa có ca sĩ hát hay nhất nhạc của tôi
*Theo nhạc sĩ, ca sĩ nào thể hiện thành công nhất tác phẩm của mình? Nhạc sĩ có thể cho một nhận định thật công bằng giữa Khánh Ly và cô Bống trong mối quan hệ với nhạc sĩ về nghệ thuật không?
-Trịnh Công Sơn: Cách diễn đạt của Khánh Ly và Hồng Nhung hoàn toàn khác nhau. Mỗi người đều có thính giả riêng của mình. Tuy nhiên, cái giới nghe và thích Khánh Ly vẫn đông đảo hơn nhiều. Trong nghệ thuật, Khánh Ly là người làm việc rất nghiêm túc và luôn giữ mối quan hệ mật thiết với tác giả để tìm hiểu cặn kẽ những điều mà tác giả muốn nói trong tác phẩm.
*Khi nhắc đến nhạc Trịnh Công Sơn, người ta đều nghĩ đến ca sĩ Khánh Ly và ngược lại. Theo nhạc sĩ, hiện nay ca sĩ nào trong nước có thể diễn đạt hay nhất những ca khúc của nhạc sĩ?
-Trịnh Công Sơn: Có một thời, Khánh Ly cùng tôi đi hát với nhau ở các trường đại học thuộc các đô thị miền Nam. Ngoài ra, còn hát ở sân khấu trình diễn và phòng trà. Có thể nói dạo ấy, tôi chỉ viết cho Khánh Ly hát. Có một vài ca sĩ hát những ca khúc của tôi hiện nay nhưng hay nhất thì chưa có.
Gặp Khánh Ly là một may mắn tình cờ
*Âm nhạc của anh, nếu tách từng trường đoạn thì rất giản dị giống với những khúc dân ca nhưng nếu xâu chuỗi lại thì nó mang âm hưởng của những bản Thiền ca. Để có không khí thiền ca đó phải chăng là do Huế và Khánh Ly làm nên?
- Trịnh Công Sơn: Có thể là đúng ở chỗ địa lý theo tôi rất quan trọng. Tâm hồn của mình ít nhiều nhờ một vùng đất đặc biệt nào đó nuôi dưỡng, nó phả vào tâm hồn một điều rất lạ và độc đáo. Ấy nên có những giọng nói khác nhau ở mỗi vùng, thực sự trong âm nhạc và nghệ thuật cũng vậy.
* Có nhiều người yêu nhạc Trịnh cho rằng, nhạc sĩ ở Huế mà không viết bài nào về Huế cả? Anh nghĩ sao?
- Trịnh Công Sơn: Tôi ở Huế mà không viết gì về Huế cả. Tôi nói tất cả các bài hát của tôi đều viết về Huế. Thường như bài hát Nhớ mùa thu Hà Nội, mình không phải là người Hà Nội nên phải dùng từ "Hà Nội" để người ta biết mình viết về vùng đất đó như những người không phải là đứa con của Huế thì hay dùng từ "Huế" rất nhiều trong ca khúc của họ. Tôi không nói "Huế" nhưng tất cả các bài hát của mình đều là "Huế" cả...
Còn gặp ca sĩ Khánh Ly là một may mắn tình cờ, không phải riêng cho tôi mà còn cho cả Khánh Ly. Lúc gặp Khánh Ly đang hát ở Đà Lạt, lúc đó Khánh Ly chưa nổi tiếng nhưng tôi nghe qua giọng hát thấy phù hợp với những bài hát mình đang viết và lúc đó tôi chưa tìm ra ca sĩ nào ngoài Khánh Ly. Tôi đã mời Khánh Ly hát và rõ ràng giọng hát của Khánh Ly rất hợp với những bài hát của mình. Lúc đó, Khánh Ly chỉ hát nhạc của tôi mà không hát nhạc người khác nữa. Đó cũng là lý do cho phép mình tập trung viết cho giọng hát đó và từ đó Khánh Ly không thể tách rời những bài hát của tôi cũng như những bài hát của tôi không thể thiếu Khánh Ly.
Đó là một thứ tình bạn đặc biệt...
*Đến nay, có lẽ chưa có ca sĩ nào hát nhạc Trịnh Công Sơn giàu sức mạnh truyền thông như Khánh Ly. Có phải đó là tình yêu?
- Trịnh Công Sơn: Không hề có chuyện tình yêu ở đây. Đó là một thứ tình bạn đặc biệt kết tụ lại những đam mê chung về cuộc sống, tính lãng mạn, sự hồn nhiên. Trong cuộc hạnh ngộ này, người sáng tác và người hát làm thành một thể thống nhất bất khả phân ly. Từ đó, sự hát và ký hiệu trên trang giấy mất đi, nhường chỗ cho một lời tâm sự về đời, về người tưởng như của hai người nhưng thật ra chỉ là một mà thôi.
*Cho dù sau này nhiều ca sĩ đã cố gắng thể hiện khá tốt những phong cách khác nhau về các nhạc phẩm của anh nhưng người nghe đều có chung một nhận xét, Khánh Ly mới đúng là một cặp "đối ngẫu" lý tưởng với âm điệu của anh. Là tác giả, anh nghĩ sao?
- Trịnh Công Sơn: Đúng là chỉ có Khánh Ly mới thể hiện đúng tâm trạng bài hát của tôi nhất, nhưng không phải tất cả bài nào của tôi Khánh Ly cũng đều hát hay nhất. Tôi muốn nhắc đến Lệ Thu, người hát hay nhất Hạ trắng và Xin mặt trời ngủ yên, Bạch Yến thì hát hay hơn hẳn Khánh Ly bài Lời buồn Thánh.
Có một nghịch lý tôi muốn đưa ra đây để thấy sự cảm nhận rất vô chừng ở mỗi người. Chẳng hạn, có một cô sinh viên Hà Nội cho biết cô chỉ thích nghe nhạc tôi do Khánh Ly hát nhưng cũng có một phụ nữ lớn tuổi, hiện sống ở nước ngoài, từng mê Khánh Ly hát nhạc tôi, khi có dịp về nước và nghe các ca sĩ sau này hát nhạc tôi thì tỏ ra rất thích thú và cho rằng họ có một cách hát nhạc Trịnh Công Sơn mới, hiện đại và rất hay.
Khánh Ly đã thức trọn đêm, vật lộn với "Một cõi đi về"
* Hiện tại, anh nghĩ gì trước hiện tượng có khá nhiều ca sĩ đến tập bài mới ngay tại phòng thu rồi một, hai tiếng sau... ghi âm luôn mà không quan tâm tới việc "nhập" và hiểu tình cảm, nội dung của bài hát.
- Trịnh Công Sơn: Tôi đưa ra đây một tấm gương lao động nghệ thuật của Khánh Ly để thấy rằng trước khi muốn hát một bài thành công thì người ca sĩ phải trải qua một quá trình hóa thân vào tác phẩm đó như thế nào.
Nhớ dạo tôi mới viết bài Một cõi đi về mấy tháng trước khi giải phóng miền Nam (30-4-1975). Sau này, có dịp đi Mỹ, tôi gặp Khánh Ly và đưa cho cô bài hát này. Tôi nhớ Khánh Ly cầm và lẩm nhẩm bài hát này từ 7 giờ tối hôm trước đến... 7 giờ sáng hôm sau. Cô đã thức trọn đêm, "vật lộn" với bài hát nhờ sự giúp sức của thuốc lá, cà-phê đen. Vậy mà cô vẫn cho rằng vẫn chưa "thấm" bài mấy. Người ca sĩ phải làm việc nghiêm túc và có trách nhiệm như vậy mới tạo ra những nét sáng tạo riêng trong từng bài hát đồng thời thể hiện chính xác tâm trạng bài hát của nhạc sĩ.
* Vì sao Ca sĩ Khánh Ly được mệnh danh là " Nữ Hoàng chân đất" ?
- Trịnh Công Sơn: Lúc đó hát tại Quán Văn, hát hai bài đầu tôi thấy Khánh Ly mất bình tỉnh, đến bài thứ ba tôi nghiêm mặt nói : Em hát phải nghiêm túc hơn , Khánh Ly nghe vậy, bỏ luôn đôi giầy cao gót đang mang và đi chân đất. Kể từ bài thứ ba trở đi Khánh Ly hát rất hay với chất giọng rất truyền cảm, tôi nghe mà thấy nổi tóc gáy. Với những Ca khúc da vàng, Tình ca người mất trí.... Và hát luôn cả mấy chục bài một lúc mà không biết mệt.
Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Images10

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn & Ca sĩ Khánh Ly những ngày tại Huế

Trong lòng Khánh Ly ngày trước có nhiều điều chưa nói được...
*Sống ở đời, lúc nào cũng cần có một tấm lòng", bài viết của Khánh Ly trong Tuần tin Thanh niên và được báo Tiền phong in lại vào số Tết 1989, đã gây ngạc nhiên và xúc động nhiều đối với bạn đọc. Riêng anh, đối tượng mà Khánh Ly nhắc đến trong bài viết, anh nghĩ như thế nào khi đọc bài đó?
- Trịnh Công Sơn: Trước tiên, đó là một bài hát hay, Những câu nói âu yếm trong bài là dành cho một người khác đã chết rồi. Tôi và Khánh Ly chỉ là hai người bạn. Thương nhau vô cùng, trên tình bạn. Những gì tôi đã làm được cho Khành Ly thì cũng là phù phiếm thôi. Trong lòng Khánh Ly ngày trước có nhiều điều chưa nói được. Không nói được thì đành thôi vậy. Đời sống không đơn giản. Nếu cần một phút nói rất thật thì tôi nói rằng: Khánh Ly và tôi là hai người bạn lãng đãng trong cuộc đời mà rất thương yêu nhau.
Tôi có những người em gái cũng vậy. Yêu thương tôi hơn yêu chồng. Bởi lẽ tôi đã cố gắng mang đến trong cuộc sống ngắn ngủi của mình một tình cảm chân thật và nhân hậu. Mỗi người có đời sống riêng. Khánh Ly cũng vậy. Nhưng nhớ thương nhau vì sự đùm bọc lẫn nhau nâng nhau lên với một tình cảm phúc hậu, mà không mưu toan, thì hiếm. Chúng tôi đã có nột thời chia sẻ cho nhau từng miếng ăn thức uống. Từ đó, nảy sinh một thứ tình yêu không giống những tình yêu khác. Chúng tôi như hai đứa bạn trai. Nếu có điều gì chưa nói hết thì điều đó thuộc đời riêng của Khánh Ly. Có ai đủ can đảm phủ nhận một thời hạnh phúc mà trong đó Khánh Ly và tôi đã tận hưởng từ những tình cảm nhân loại nhất của mọi người.
* Với người yêu nhạc Trịnh, Khánh Ly là giọng ca khó thay thế.Hơn 20 năm qua, có lúc nào anh đi tìm người thay thế Khánh Ly?
- Trịnh Công Sơn: Ai cũng thừa nhận Khánh Ly là giọng ca khó lặp lại trong đời. Mình biết khó có thể tìm được một giọng ca khác như cô. Mình cũng cố đi tìm một người hát nhạc mình. Rất nhiều ca sĩ hát nhạc mình hay như Lan Ngọc, Cẩm Vân, Hồng Hạnh, Thu Hà. Trong số đó, mình tìm ra Hồng Nhung. Với tác phẩm của mình, Hồng Nhung có sự đồng cảm.
*
Về Đầu Trang Go down
https://thusinhnguyen.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 327
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Empty
Bài gửiTiêu đề: Những tình khúc tiêu biểu của nhạc sĩ   Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm EmptyMon Jul 26, 2010 9:59 am

Đầu tiên là ca khúc "MỘT CÕI ĐI VỀ"


Ca sĩ Khánh Ly



Ca sĩ Hồng Nhung
Về Đầu Trang Go down
https://thusinhnguyen.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 327
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Empty
Bài gửiTiêu đề: Lyrics Một cõi đi về - Trịnh Công Sơn (1974)   Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm EmptyMon Jul 26, 2010 10:23 am

Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Tcs_mc11


Được sửa bởi Admin ngày Tue Jul 27, 2010 7:46 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://thusinhnguyen.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 327
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Empty
Bài gửiTiêu đề: Bút tích nhạc sĩ   Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm EmptyMon Jul 26, 2010 10:25 am

Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Motcoi10
Về Đầu Trang Go down
https://thusinhnguyen.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 327
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Empty
Bài gửiTiêu đề: Trịnh Công Sơn nói về nhạc phẩm   Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm EmptyMon Jul 26, 2010 10:53 am

Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Tcs_mc10

Một bài hát không nhất thiết phải buồn mới hay. Nhưng hầu như những bài hát hay cho đến nay ta còn giữ lại được trong trí nhớ, thường có những giai điệu buồn. Khi một bản tình ca buồn ra đời, không nhất thiết tác giả của nó phải sống trong một câu chuyện tình phụ. Nhưng thường khi sau mỗi cuộc oan trái của tình thì người nhạc sĩ vẫn hay muốn xé vụn lòng mình thành những lời than thở. Lời than thở biến thành âm thanh. Âm thanh liên kết nhau thành giai điệu. Rồi giai điệu ôm lấy lời than thở kia cùng nhau đi qua một quãng đường ngắn để mang cái tâm sự riêng đến với đời chung.
Cái riêng không nhất thiết chỉ cho một người. Một người thì không thể có Tình Yêu. Và không có Tình Yêu thì hạnh phúc, đau khổ với ai. Không hạnh phúc, không đau khổ thì âm nhạc mà làm gì ? Trong đời sống, vì sợ mất nhau mà phải dự phòng than thở trước. Than thở như dự kiến một điều bất hạnh có thể phải xảy ra. Cho nên khi nói đến sự mất mát có thể đó là sự mất mát của người khác chứ không phải của mình. Phút ấy, cái chung bỗng biến thành cái riêng và vì sao lại ái ngại không mang cái riêng để nhờ cõi chung chia sẻ cùng mình.
Ai cũng biết than thở. Than thở là cái nghề chung của loài người mà không cần phải học. Không hề có ranh giới giữa than thở chuyên nghiệp và tài tử. Trong nghệ thuật, hình như nhà thơ và nhạc sĩ là những kẻ có năng khiếu về chuyện thở than. Người viết ca khúc là đứa con riêng của hôn phối giữa thơ và nhạc. Nó thường hay mộng mị, than thở, thở than, bởi nó biết Hạnh Phúc là một dự báo của hư vô.
Hạnh phúc là một điều không bao giờ có thật. Nếu có thật thì những nhà tiên tri vĩ đại đã không nhọc lòng bịa đặt thêm Thiên Ðường và Niết Bàn để làm gì nữa. Cái hạnh phúc ở Trần Gian chính là ý thức được khổ đau. Ðau khổ nên phải biết rộng lòng với nhau hơn, tử tế hơn, độ lượng hơn, biết tha thứ, nhân hậu hơn. Bài học ấy không dề gì, bởi Cuộc Sống cho đến nay điều Thiện vẫn còn vắng bóng.
Có những bản thánh ca trong giáo đường. Có những bài kinh tụng niệm theo nhịp mõ. Người nhạc sĩ vẫn muốn hát lên để xua dần đi điều Ác.
...Triết học Ấn Độ nói rằng nếu ở nơi này vừa có một kẻ bõng dưng giàu lên thì lập tức ở một nơi khác sẽ có một kẻ mất hết sản nghiệp.
Chiều nay ở sân bay vừa đưa tiễn những người thân đi xa. Về nhà, ng¬ười bạn tôi nói: ở nơi này vừa thiếu đi bốn ng¬ười thì lập tức ở nơi xa xôi kia nhận được thêm bốn ng¬ười...
Có môt nỗi buồn ở nơi này thì sẽ có một niềm vui ở chốn khác.
Có một trái tim khổ nạn ở ng¬¬ười này thì tất nhiên sẽ có mọt trái tim hân hoan ở kẻ khác.

Những ai đã đi đến với đời thì phải có lúc lìa xa nó.
Một cõi đi về...
Trong Phật giáo một trong những "hạnh" cao nhất là hạnh bố thí.
Cho kẻ này nh¬ưng sẽ nhận lại ở kẻ khác.
Thanh Tùng nói với tôi: Tôi muốn làm một điều gì đó thật tốt đẹp cho người đã khuất, ng¬¬ười vợ một đời lo âu tận tuỵ vì tôi.
Vợ Tùng đã một đời cho Tùng nhiều quá thì sẽ nhận được quà tặng ở mät nơi khác. Tùng biết cách cho thì vợ Tùng sẽ nhận được. Những đứa con của vợ Tùng sẽ nhận được. Những thân quyến, bạn h¬¬ữu của bạn Tùng sẽ nhận được.
Chết là s¬ự tan biến của thể xác. Nh¬ưng sống không chỉ là sự tồn tại của thân xác. Nhiều ng¬ười còn sống mà t¬¬¬ưởng chừng như đã chết. Nhiều người chết mà vẫn còn sống trong trí nhớ mọi ng¬ười.
Trong câu chuyện đời chung, kẻ này quên thì người kia phải nhớ. Một ý tưởng chợt tắt để làm mầm chuyển hoá cho một ý tưởng khác nảy sinh.
Cái mất không bao giờ mất hẳn
Cái còn không hẳn mãi là còn.

Trịnh Công Sơn
Về Đầu Trang Go down
https://thusinhnguyen.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 327
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Empty
Bài gửiTiêu đề: Một cỏi đi về ...   Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm EmptyMon Jul 26, 2010 1:22 pm

Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Mh110

Dù đang trôi lăn trong kiếp nhân sinh phù du, giả tạm, dù đang đắm chìm giữa bể dục, sông mê, con người vẫn đôi khi nhận ra sự bất toàn, bấp bênh của đời sống. Đã có biết bao thi nhân, nhạc sĩ gởi gấm nỗi niềm ưu tư của kiếp người qua lời thơ, tiếng nhạc. Một trong những nghệ sĩ đó là cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, người đã sáng tác hàng trăm bản nhạc, với thân phận con người luôn là niềm khắc khoải được thể hiện trong hầu hết các tác phẩm của ông. Nổi bật và đậm nét nhất là trong ca khúc Một Cõi Đi Về.
Có thể nói nội dung chính mà Một Cõi Đi Về đề cập đến là khổ đế, hay nói đúng hơn, là Dukkha. Dukkha không chỉ đơn thuần là khổ, Dukkha còn là vô thường, là bất toàn, giả tạm, là trống rổng, và hơn thế nữa, là năm uẩn trói buộc (Theo Walpola Sri Rahula - Con đường thoát khổ).
Ngay ở hai câu đầu tiên của Một Cõi Đi Về, Trịnh Công Sơn đã cho ta thấy con người luôn lẩn quẩn trong sinh tử luân hồi, khó lòng vượt thoát:
Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mõi mệt
Bởi năm uẩn trói buộc nên chúng ta mãi loanh quanh theo nghiệp duyên khổ lụy. Chúng ta đã đến rồi lại đi, đã rời bỏ rồi lại tìm về. Cứ thế theo nhau từng vòng sanh tử. Mỗi vòng tròn là sáng tối đổi thay, ngày đêm nối tiếp, nhật nguyệt xoay vần. Mỗi kiếp người là trăm năm mõi mệt:
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về
Chỉ bấy nhiêu thôi mà tới lui mãi miết, chỉ một cõi sa bà thôi mà nổi trôi bao kiếp luân hồi. Hiện đời, chúng ta đang là những con người, nhưng có biết đâu, ở một tiền kiếp nào đó chúng ta đã là cây, là cỏ:
Lời nào của cây, lời nào cỏ lạ
Một chiều ngồi say, một đời thật nhẹ ngày qua
Có một hôm nào người quên hết thời gian, hồn bềnh bồng say giữa không gian tịch lặng, lắng nghe tiếng nói cuộc đời từ quá khứ xa xôi. Người sẽ thấy đời mình qua rất vội, từng ngày qua, mãi trôi xa theo cơn gió vô tình. Lý vô thường luôn hiển bày ngay giữa kiếp nhân sinh:
Vừa tàn mùa xuân rồi tàn mùa hạ
Một ngày đầu thu nghe chân ngựa về chốn xa
Tuổi trẻ như mùa xuân, rồi cũng sẽ tàn phai cho mùa hạ đến. Thời gian trưởng thành nào được bao lâu, hay sẽ vụt qua theo mưa mau, nắng sớm? Rồi hạ cũng trôi nhanh, cơn gió mùa thu vội đến, như đời người thoáng chốc qua đi, để một ngày đầu thu, chỉ còn tiếng vó ngựa mơ hồ tiễn đưa người về nơi xa, xa lắm.
Ôi, đời người sao thật ngắn ngủi, bốn mùa trời đất chưa qua mà nẽo tử sinh đã vội khép thành vòng.
Ngoài nổi khổ của sinh tử luân hồi, của đời người giả tạm, Trịnh Công Sơn như cũng đã thấm thía nỗi khổ của kiếp nhân sinh từng ngày nếm trải:
Mây che trên đầu và nắng trên vai
Con người và mọi vật trong trời đất đều có mối tương quan duyên hợp,vừa nương tựa, vừa chống trái lẫn nhau. Áng mây bay qua đời vừa là bóng râm hạnh phúc, bóng mát bình yên, nhưng cũng chính là sự ngăn che, đè nặng. Cái nắng trên vai làm rạng rở đất trời, sáng tươi đời sống lại là điều phảì gánh chịu, vương mang. Niềm vui thường đến với nổi buồn. Hạnh phúc đan xen cùng đau khổ. Có thật là Trịnh Công Sơn đang nói đến mây trời, nắng gió của thiên nhiên, hay ông đang đề cập đến những mối quan hệ yêu thương, và ràng buộc; thân thiết, với cưu mang; gần gũi, cùng trách nhiệm giữa cha con, vợ chồng, anh em, bè bạn, những tình cảm thân, sơ của một kiếp người?
Những quan hệ buộc ràng giữa người và người, giữa con người và sự vật đều chịu ảnh hưởng bởi sự chi phối của những cộng nghiệp và biệt nghiệp:
Đôi chân ta đi sông còn ở lại
Người cứ đi theo nghiệp lực của người, sông vẫn nơi đây rì rào con sóng, đợi một ngày hóa bãi bễ, nương dâu!
Dẫu biết con người cùng mọi loài, mọi vật trong trời đất đều do tứ đại hợp thành, nhưng con người vẫn là sinh vật kỳ lạ, đặc bìệt so với mọi giống hữu tình ở cõi trần gian:
Con tim yêu thương vô tình chợt gọi
Lại thấy trong ta hiện bóng con người
Khi con tim yêu thương chợt lên tiếng gọi là lúc ta nhận ra mình là một con người. Chỉ có sự yêu thương mới làm con người khác với muôn loài, mọi vật. Chính sự yêu thương đó, bản- chất- người đó vừa giúp con người thăng hoa vừa đưa người về đọa lạc. Yêu thương trong bao dung, xả bỏ, là thuyền từ bi đưa bồ tát nhân qua miền tỉnh thức. Yêu thương với vị kỷ, chiếm hữu, là dây ái dục trói kẻ phàm trần trong chốn nhân gian.
Bởi không thể chặt đứt, đoạn tuyệt được với Ái, một mắt xích quan trọng trong chuỗi mắt xích thập nhị nhân duyên nên con người mãi tới lui sa bà trong nhiều đời, lắm kiếp. Mỗi một kiếp qua đi đã để lại nơi ta những dấu ấn không thể phai mờ, khó lòng bôi xóa.
Dấu ấn đó như những vết xước trên mặt chiếc gương soi, bị che lấp đi bởi sự lãng quên của vô minh, tăm tối, như đang bị phủ mờ bởi lớp bụi thời gian.
Rất tình cờ một hôm trên phố vắng, có cơn mưa qua đời, cuốn trôi đi một mãnh bụi trần, gợi nhớ về tiền kiếp nào xa:
Nghe mưa nơi nầy lại nhớ mưa xa
Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ
Cơn mưa đẫm ướt dục lạc, của những niềm vui, nổi buồn, của những nếm trãi đau thương, của những nhục vinh được, mất. Cơn mưa quá đỗi thân quen, như đã đến, đi nhiều lần, như đã tới, lui lắm bận. Trong buốt đau của cơn mưa nghiệp báo, người nhận ra sự trống rỗng của cuộc đời. Người chỉ mong tìm về một nơi nương náu, một chốn bình yên. Ôi đường trần sao xa lạ quá, ta đi mãi, tìm hoài mà không biết quê nhà đang ở chốn nao!
Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà
Không tìm thấy chốn thân quen, nên con người vẫn mãi đi tìm trong muộn phiền, mõi mệt. Bản chất vô thường của đời sống lại được tác giả đề cập đến một lần nữa:
Đường chạy vòng quanh một vòng tiều tụy
Một bờ cỏ non một bờ mộng mị ngày xưa
Những hy vọng xanh non cỏ mượt ngày mới lớn đã sớm trôi đi, như giấc mơ nào xa xưa lắm, và mỗi ngày, khi bóng tà dương khuất nẽo, là một lần con người nhận được hồi chuông báo tử cho mạng sống của mình:
Từng lời tà dương là lời mộ địa
Người nhạc sĩ tài hoa họ Trịnh dường như đã thấu hiểu sự bất toàn, giả tạm của mạng sống con người như trong Kinh Phạm Võng đã dạy:
Ngày nay đã qua,
Mạng sống giảm dần
Như cá cạn nước
Nào có vui chi
Hay xa hơn nữa, ngay khi dòng nước đang còn là khe suối, đã biết một ngày rồi sẽ thành bể lớn, sông sâu
Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe
Câu hát này làm chúng ta nhớ tới Nguyễn Du với cái nhìn tương tự về lý vô thường khi ông viết:
Trong sum họp đã có mầm ly biệt (Truyện Kiều)
Dù có đi đến đâu ở cõi sa bà này thì con người vẫn không tránh khỏi nỗi khổ đau mà mình đang nếm trãi, chịu đựng. Đó là sự đối mặt với những khắc nghiệt của tình đời vốn lắm đua chen, tỵ hiềm, vốn nhiều giựt giành nhỏ nhặt:
Trong khi ta về lại nhớ ta đi
Đi lên non cao đi về biển rộng
Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng
Ngọn gió hoang vu thổi buốt xuân thì
Cay đắng đã từng, gian truân đã lắm, con người thật sự thấm thía nỗi cô đơn khắc khoải, nỗi trống vắng lạnh lùng của một kẻ tha hương muốn tìm về chốn bình yên, cõi an lạc mà trong lắng sâu tâm thức con người luôn mong có được.
Một cõi đi về trong tác phẩm của Trịnh Công Sơn là Sa Bà khổ lụy, là cõi trần gian mà con người đã đến rồi đi, đã rời bỏ rồi lại tìm về, cứ thế kết từng vòng sinh tử trong nghiệp báo luân hồi. Nhưng dù không được đề cập tới, ta vẫn thấy thấp thoáng đâu đó còn có một cõi khác. Một cõi mà con người luôn mong tìm đến, một chốn để đi về, là nơi không có buồn đau, không còn khổ lụy, là quê hương Cực Lạc, nơi đức Di Đà từ phụ đang ngày đêm mong đợi, mở lòng tiếp dẫn chúng sinh. Bởi có Sa Bà nên còn Cực Lạc. Bởi khao khát sanh ra, ước ao tồn tại nên phải chấp nhận chết đi, vương mang chuyển đổi. Một khi nào ta thật tâm dừng lại, thôi không khao khát, hết những ước ao, không ra đi cũng sẽ chẵng quay về. Cõi thường hằng, nhất như đó chính là bản lai diện mục. Hãy quay về an trú ở tự tâm.

Về Đầu Trang Go down
https://thusinhnguyen.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 327
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Empty
Bài gửiTiêu đề: Hình ảnh ...   Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm EmptyMon Jul 26, 2010 1:35 pm

Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm 10999110
*
Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm 19031710
*
Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Tcs1610


Được sửa bởi Admin ngày Mon Jul 26, 2010 2:07 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://thusinhnguyen.forumvi.com
thusinhtg

thusinhtg


Tổng số bài gửi : 2532
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Empty
Bài gửiTiêu đề: Thưởng thức ...   Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm EmptyMon Jul 26, 2010 1:41 pm

Ca khúc "Một cõi đi về" do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác, trình bày: tác giả



Trình bày: Trần Mạnh Tuấn, trích trong Album: Saxophone Nhạc Trịnh Công Sơn
Về Đầu Trang Go down
thusinhtg

thusinhtg


Tổng số bài gửi : 2532
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Empty
Bài gửiTiêu đề: Cover ...   Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm EmptyMon Jul 26, 2010 1:56 pm

Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Mcdvb1




Hòa tấu "Một cõi đi về" trong Album: Hòa tấu Trịnh Công Sơn chủ đề: "Ru ta ngậm ngùi"




Hòa tấu guitar "Một cõi đi về" Trích trong Album: Tình Khúc Trịnh Công Sơn - Văn Vượng
Về Đầu Trang Go down
thusinhtg

thusinhtg


Tổng số bài gửi : 2532
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Empty
Bài gửiTiêu đề: Một vài ca khúc và lời giới thiệu   Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm EmptyMon Jul 26, 2010 1:57 pm

1. Diễm Xưa
Diễm là tên của một thiếu nữ. Diễm cũng có nghĩa là đẹp. “Diễm Xưa” là một vẻ đẹp của quá khứ. Mỗi người trong chúng ta, ai cũng đã từng yêu và cũng đã từng có một vẻ đẹp đi qua đời mình. Chúng ta vẫn luôn luôn nhớ lại mối tình đẹp đẽ đó dù thời gian qua đi, dù đã có bao nhiêu đổi thay trong cuộc sống. Trong bài hát có hai câu: “Làm sao em biết bia đá không đau” và “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau” như một lời nhắc nhủ rằng “sỏi đá” cũng cần sống cạnh bên nhau thì con người lại cần có nhau hơn nữa.

2.Một Cõi Đi Về
Bài hát nói về thân phận con người ở giữa cuộc đời này. Con người đến với cuộc đời này, sống và yêu thương mặt đất này nhưng một ngày nào đó sẽ ra đi, sẽ từ giã mãi mãi những vui buồn của cuộc sống. “Đi Về” là đi đến với cuộc đời và về lại với hư vô hoặc về lại với một quê nhà nào đó mà mình không còn nhớ rõ.

3.Ru Đời Đi Nhé
Đây là một bài tình ca cũng như “Diễm Xưa”. Trong đời sống chúng ta luôn luôn cần có nhau để quên đi những buồn phiền, những giây phút cô đơn. Người con gái bao giờ cũng là nguồn an ủi để giúp ta đi qua cuộc sống mà thấy lòng không nặng trĩu.

4.Bống bồng ơi.
Bống là tên của một loài cá nhỏ. Trong cổ tích Việt nam có câu chuyên con cá bống được một bà tiên hóa phép trở thành người con gái đẹp. Bống cũng là tên gọi của Hồng Nhung một cách thân mật ở trong nhà. Đây là một bài tình ca nhẹ nhàng mượn cái mầu nắng vàng của buổi chiều để nói lên một nỗi nhớ nhung lãng đãng.

5.Sóng Về Đâu
Bài hát này lấy cảm hứng từ câu chú trong Kinh Phật: “Gaté Gaté paragaté para sam gate bodhisvaha” khi nhìn biển. Cám ơn sóng đã cho ta qua bên kia bờ giác ngộ. Sóng trong bài hát này là sóng tình. Những đợt sóng tình xô đẩy ta, làm ta đau khổ. Ta phải đẩy lùi lại nhưng với một tấm lòng khoan dung, nhân ái để thoát khỏi khỏ đau. Và mơ ước sóng với ta cùng sống hoà hợp, hiền hoà trong đời sống ngắn ngủi, mỏng manh này.

Trịnh Công Sơn
Về Đầu Trang Go down
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 327
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Empty
Bài gửiTiêu đề: Hình ảnh ...   Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm EmptyMon Jul 26, 2010 2:52 pm

Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Images11
*
Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Tcs_gu10
Về Đầu Trang Go down
https://thusinhnguyen.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 327
Join date : 25/04/2010
Age : 57
Đến từ : Việt Nam

Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhạc Trịnh - Hoàng Tá Thích   Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm EmptyTue Jul 27, 2010 8:44 am

TTO - Người Việt Nam có họ Trịnh khá nhiều và những người hoạt động âm nhạc mang họ Trịnh cũng không ít. Nhưng bây giờ, chỉ cần nói nhạc Trịnh, dòng nhạc Trịnh, đêm nhạc Trịnh, thì mọi người đều hiểu ngay đó là nhạc của Trịnh Công Sơn.

Nước ta lại có hàng ngàn, hàng vạn nhạc sĩ mang nhiều họ khác nhau. Nhưng lại không nghe ai đề cập đến nhạc Trần, nhạc Phạm hay nhạc Nguyễn … Chừng đó đã nói lên được đôi điều về cái tên Trịnh Công Sơn, cũng như âm nhạc Trịnh Công Sơn đã đi vào đời sống công chúng như thế nào. Ngày anh Sơn mất, có không biết bao nhiêu người đến đưa tiễn, không đại diện cho một cơ quan, một đoàn thể nào.

Họ là những chị em buôn bán, người lái xe taxi, anh đạp xích lô, những người già yếu, nghèo khó, những người tàn tật … Chỉ muốn đến tiễn đưa một người gần gũi với mình, để được nhìn mặt lần cuối người nhạc sĩ mà mình thương mến. Họ Trịnh đã đi vào lòng người như thế. Nhạc Trịnh Công Sơn không phải là nhạc “sến”, nhưng “ sến” khắp nơi vẫn hát nhạc Trịnh. Đồng thời nhạc Trịnh vẫn thường được tổ chức một cách sang trọng, trên những sân khấu cao cấp, hoành tráng. Nhạc Trịnh không phải là loại nhạc hòa tấu, nhưng những băng đĩa hòa tấu Trịnh Công Sơn vẫn được phổ biến rộng rãi, bởi vì dù không thuộc ca từ, thì những âm điệu quen thuộc đó vẫn thấm vào lòng người một cách dễ dàng. Trịnh Công Sơn không xuất thân từ trường lớp âm nhạc nào.

Anh chỉ viết nhạc bằng cảm hứng, bằng những rung động rất chân thực đối với cuộc sống chung quanh. Gần năm sáu trăm ca khúc đã được thực hiện với một cây đàn guitar thùng. Vì thế, nhạc Trịnh cũng rất đơn giản. Đơn giản đến nỗi trong một số buổi diễn, những nhạc sĩ phối nhạc đôi khi thấy cần phải bổ sung phần phối để làm tăng sự “long trọng” cho các ca khúc bằng nhiều nhạc cụ khác nhau. Dĩ nhiên có thể làm như thế, vì cả một buổi biểu diễn không thể chỉ với vài nhạc cụ quá đơn điệu. Nhưng cũng không phải vì các ca khúc quá đơn giản mà bắt buộc phải thêm phần phối cho thật rườm rà.

Tôi không rành về âm nhạc, nhưng theo thiển ý tôi vẫn có quyền nghĩ như thế. Những năm 1966, 1967, Trịnh Công Sơn và Khánh Ly đã tạo nên hiện tượng, gây ảnh hưởng lớn và làm say lòng hàng ngàn thanh niên, chỉ với một cây guitar thùng đơn giản. Gần như là hát mộc. Nhiều người cho là vì hoàn cảnh cụ thể hồi đó. Nhưng bây giờ nghe lại những cuốn băng ấy, người ta vẫn thấy xúc động không ít. Nhạc Trịnh Công Sơn quả thật rất giản dị, vậy mà lại không hoàn toàn đơn giản. Nhạc Trịnh là kinh, như thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nhận xét. Nhạc Trịnh lại là thơ, như Vũ Thư Hiên đã nói: “Nhạc trong ca khúc Trịnh Công Sơn chỉ là một công cụ để tải thơ của ông mà thôi”.

Rất nhiều người đã công nhận điều này. Thử đọc một vài ca khúc mà không cần phải hát lên: Em đi bỏ lại con đường Bờ xa cỏ dại vô thường nhớ em Em đi bỏ lại dặm trường Ngàn dâu cố quận muôn trùng nhớ thêm (Em đi bỏ lại con đường) Hay : Tôi xin làm mưa bay Trong vườn em mùa hạ Tôi xin làm chút gió Mát thêm những bờ vai (Vì tôi cần thấy em yêu đời) Không phải vài ca khúc, mà rất nhiều ca khúc, đã được nhiều nhóm nghệ sĩ trình diễn không có nhạc cụ phụ họa, điển hình là nhóm Năm dòng ke, trình bày ca khúc Tiến thoái lưỡng nan rất thành công. Một buổi hòa nhạc cổ điển thường rất kén khách. Nhiều người mê nghe nhạc cổ điển, nhưng chưa chắc họ đã hiểu biết tường tận về loại nhạc này. Không phải thính giả nào cũng đều có thể nhận ra tác phẩm nào của Beethoven, tác phẩm nào của Chopin … nếu không được giới thiệu.

Và dĩ nhiên không phải ai cũng có thể nghe được người nghệ sĩ chơi có đúng với tinh thần Beethoven, hay có diễn tả đúng Chopin hay không. Việc đòi hỏi phải có một trình độ hiểu biết nhất định mới có thể thưởng ngoạn, thường khiến bộ môn nghệ thuật ấy bị hạn chế số người đến với nó. Nhạc sĩ sáng tác nhạc cổ điển là viết nhạc chứ không phải là viết ca khúc. Mỗi một bản hòa tấu, người viết phải cần đến rất nhiều nhạc cụ để diễn đạt. Người nghe nhạc cổ điển cũng phải có trình độ, và người nghệ sĩ trình diễn nhạc cổ điển dĩ nhiên là phải có tài năng, nhưng dù sao cũng chỉ là một công cụ biểu diễn để người nghe thông qua đó mà thưởng thức tác phẩm của nghệ sĩ sáng tác.

Còn một ca khúc lại khác. Nếu phải dùng đến rất nhiều nhạc cụ, như nhạc cổ điển, thì người nghe có thể bị phân tâm với ca từ và nhạc đệm. Phần âm nhạc đi theo có thể hỗ trợ cho giọng ca nhiều hơn là hỗ trợ cho ca từ. Người nghe sẽ không thể không bị ảnh hưởng đến phần nhạc đệm và do đó bớt chú trọng về phần ca từ. Ca khúc Ướt mi, ra đời năm 1959, được nổi tiếng ngay lúc đó. Một nhạc sĩ lão thành đã lên tiếng phê bình cho là tác phẩm này chỉ có phần “inspiration” (cảm hứng) nhưng kỹ thuật hãy còn non nớt. Có thể đúng như thế. Nhưng một ca khúc mới ra đời đã được đa phần thính giả yêu thích ngay, thì vấn đề kỹ thuật có cần thiết phải đặt quá nặng hay không? Theo tôi, nghệ thuật là làm thế nào để người thưởng ngoạn có thể cảm thông, yêu thích cái đẹp của tác phẩm. Kỹ thuật chỉ là một phương tiện.
Vậy thì bằng bất cứ cách nào, miễn đạt đến được mục đích đó, thì người nghệ sĩ đã làm được nghệ thuật một cách thành công. Nhạc sĩ Văn Cao có nói : “Trịnh Công Sơn viết ca khúc đơn giản như lấy trong túi ra”. Lấy một vật dễ dàng như thế, thì đó là nghệ thuật đã đạt đến một cảnh giới vô cùng rồi. Tritesse của Chopin, chỉ là một “etude” so với những tấu khúc vĩ đại của nhà soạn nhạc lừng danh này, là một ví dụ. Ngày trước, làm thơ phải theo đúng quy luật về vần điệu. Luật thơ Đường có phần khó khăn hơn. Thơ Haiku cũng phải có luật của Haiku.
Những yếu tố đó làm hạn chế phần nào sáng tác. Bây giờ, với thể thơ tự do, thi sĩ có thể diễn đạt ý thơ của mình một cách thoải mái, dễ dàng hơn. Hội họa khác hẳn. Họa sĩ bị hạn chế trong khuôn khổ một bức tranh, không dễ dàng diễn tả được hết ý mình bằng một thứ ngôn ngữ duy nhất là màu sắc. Một bài thơ hay, người ta có thể quên mất tên tác giả, nhưng một họa phẩm thiếu chữ ký của tác giả thì giá trị có thể khác xa. Ai dám quả quyết mình có thể phân biệt được một số tranh lập thể của Picasso và Braques nếu không có chữ ký? Nhưng Picasso thì lẫy lừng, mà Braques thì ngược lại, không được may mắn bằng. Nhìn chung thơ và họa dù sao cũng bị hạn chế phần nào. Muốn xem tranh phải đến tận nơi. Muốn ngâm thơ cũng phải có hoàn cảnh hội thơ. Âm nhạc có phần dễ dàng hơn. Ngay cả nhạc cổ điển, cũng dễ có hoàn cảnh thưởng thức hơn một bài thơ hay.
Ca khúc thì hoàn toàn dễ dàng. Có thể nghe một ca khúc bất cứ lúc nào, ở đâu. Và nhờ vào âm điệu, ca khúc đi thẳng vào lòng người thưởng ngoạn. Vậy thì đối với các bộ môn nghệ thuật, ca khúc là một thể loại tương đối đơn giản nhất so với nhạc cổ điển, hội họa hay thơ phú. Đã là đơn giản thì tại sao phải làm cho phức tạp hơn? Có người cho rằng Trịnh Công Sơn không phải là ca sĩ, nên anh hát không được hay. E rằng nhận xét đó có phần chủ quan và phiến diện. Có lẽ người ta đã quen ca sĩ nghĩa là phải có phần diễn đi kèm. Thực tế, nhiều người cho rằng những ca khúc như Một cõi đi về, và đặc biệt là Tiến thoái lưỡng nan, Tôi ơi đừng tuyệt vọng, không ai hát qua được chính tác giả. Năm 1970, Khánh Ly đã trình bày ca khúc Diễm xưa tại Osaka (Nhật Bản) bằng cả tiếng Việt và tiếng Nhật.

Nếu không hiểu được tiếng Nhật, và ngay cả biết tiếng Nhật và người dịch có lột hết được ý ca từ của tác giả (trăm ngàn khó khăn), thì chắc chắn người nghe (Việt Nam) cũng sẽ không thưởng thức được ca khúc trọn vẹn như nghe hát bằng tiếng Việt. Chừng đó, chắc phải nhờ đến phần hòa âm thật rầm rộ để hỗ trợ. Đôi lúc, các ca khúc được trình bày quá đơn giản không được các nhà phát hành hoan nghênh, vì họ cho là thiếu “bề dày”. Bề dày đó, chính là phần nhạc có tính cách thương mãi để thích hợp với thị trường.

Nhưng đó là thích hợp với thị trường buôn bán, chứ không phải thích hợp với một tác phẩm nghệ thuật. Còn nhớ, trong thời kỳ chiến tranh, ở miền Nam, tại một chương trình văn nghệ, một người đã đứng lên xin trình bày ca khúc Tình ca người mất trí. Người này đề nghị không cần nhạc đệm vì anh không quen hát với ban nhạc. Và anh đã trình bày bài hát như đọc văn xuôi, với một chút âm điệu lên xuống, hoàn toàn sai với âm điệu của ca khúc. Vậy mà mọi người đã ngồi yên lắng nghe cho đến lúc anh hát xong, và sự im lặng còn kéo dài một lúc sau đó, mới có tiếng vỗ tay vang lên không ngớt. Đó là nhạc Trịnh.

nguồn: Như Những Dòng Sông
Về Đầu Trang Go down
https://thusinhnguyen.forumvi.com
Sponsored content





Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm   Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Trịnh Công Sơn cuộc đời và tác phẩm
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 4 trangChuyển đến trang : 1, 2, 3, 4  Next
 Similar topics
-
» Tình khúc Phạm Duy ...
» Những cuộc thi lan định kỳ hàng tháng
» Thi sĩ Phạm Thiên Thư & Ngày xưa Hoàng thị ...
» Album và ca khúc Trịnh Nam Sơn

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
thusinhnguyen :: Tổng hợp :: Văn hóa-
Chuyển đến